giáo dục trung học cơ sở huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Hạ Hịa
Hạ Hịa là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, có 32 xã, 01 thị trấn; tổng diện tích tồn huyện là 33.994,05 ha; dân số trên 107.000 người, sinh sống ở 294 khu dân cư với 18 dân tộc; có 02 tơn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Trong những năm đầu thập kỷ thứ nhất thế kỷ XXI, Hạ Hòa đã có những bước phát triển, nhưng kinh tế vẫn nằm trong những huyện khó khăn của tỉnh Phú Thọ. Cơ cấu kinh tế huyện Hạ Hòa năm 2015 bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 47,75%; Công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 11,88%; Thương mại, du lịch, dịch vụ chiếm 40,37%. Tổng giá trị sản xuất năm 2014 trên địa bàn đạt 1.147 tỉ đồng (tăng 3,1% so với cùng kỳ); trong đó cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp, xây dựng 136,27 tỷ đồng (giảm 3%); nông – lâm – ngư nghiệp 547,63 tỷ đồng (tăng 3%); du lịch, thương mại, dịch vụ 463,1 tỷ đồng (tăng 5,2%). Giá trị tăng thêm bình quân 18 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo là 9,14% giảm 2,46% so với cùng kỳ. Số lao động được giải quyết việc làm là 1.650 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 41%. Cơ cấu lao động của huyện Hạ Hịa năm 2015: Nơng, lâm nghiệp: 61%, công nghiệp - xây dựng: 21%, dịch vụ: 18%. Kinh tế đời sống của một bộ phận nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp; ngành nghề kinh doanh, dịch vụ phát triển chưa đồng đều ở các xã, thị trấn trong huyện; tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ, kết cấu hạ tầng chưa hồn chỉnh,... do đó ảnh hưởng tới việc đầu tư cho cơ sở vật chất trường học còn hạn chế. Người dân Hạ Hịa vốn có truyền thống yêu nước, có tinh thần đồn kết, tương thân, tương ái, có ý thức cộng đồng, cần cù, sáng tạo trong lao động. Kho tàng tục ngữ, cao dao, lễ hội, văn nghệ dân gian rất phong phú. Trong cơng cuộc đổi
mới, nhân dân Hạ Hịa tiếp tục phát huy và kế thừa truyền thống văn hóa của quê hương, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo của huyện nhà. [1].
2.1.2. Tình hình chung về GD&ĐT huyện Hạ Hịa
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được quan tâm chú trọng và đầu tư. Nhân dân Hạ Hịa có truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo. Mặc dù đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân cịn gặp khó khăn, nhưng vẫn tích cực đóng góp tiền của, cơng sức để tham gia phát triển GD&ĐT, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Quy mô, mạng lưới trường lớp học phát triển hợp lý và đảm bảo ổn định; mỗi xã, thị trấn có 01 trung tâm học tập cộng đồng; 01 trường mầm non; 01 trường tiểu học; bình qn gần 2 xã có 01 trường THCS; đáp ứng nhu cầu học tập và phù hợp về khoảng cách học sinh đi tới trường. Cụ thể tính đến hết năm học 2015 - 2016:
Giáo dục Mầm non: Tồn huyện có 33 trường mầm non với 213 nhóm lớp; trong đó có 39 nhóm trẻ: 720 cháu nhà trẻ, tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 16,84%; có 174 lớp mẫu giáo với 4.990 học sinh, tỷ lệ huy động đạt 92,24%. Số học sinh mẫu giáo 5 tuổi ra lớp là 1.649/1.649, tỷ lệ huy động đạt 100%.
Giáo dục phổ thơng: Hạ Hịa có 33 trường Tiểu học với 300 lớp; 7.563 học sinh. Đã huy động 100% số học sinh 6 tuổi ra lớp; khơng có học sinh Tiểu học bỏ học. Tồn huyện có 21 trường THCS và 01 trường TH&THCS với 160 lớp; 5.498 học sinh. Huy động 100% số học sinh hồn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Hạ Hịa có 03 trường THPT cơng lập và 01 trường THPT dân lập với 79 lớp và 3.208 học sinh.
Giáo dục thường xuyên: Trung tâm GDTX có 06 lớp liên kết đào tạo với 329 học viên. Tiếp tục duy trì hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn.
Hạ Hịa đã quan tâm tích cực đến cơng tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; tính đến hết năm 2015 Hạ Hịa có 44 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: Mầm non: 10 trường; Tiểu học: 24 trường; THCS: 07 trường; THPT: 03 trường. Triển khai chương trình kiên cố hóa trường học đạt 100%. Cơng tác xã hội hóa giáo dục phát triển đã đảm bảo các học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục đều được đến
trường. Chất lượng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đạt chuẩn trở lên. Cơng tác Đảng, Đồn, Đội trong nhà trường được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ đảng viên trong ngành tăng. Tỷ lệ học sinh ra lớp hàng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp, học sinh giỏi đều tăng. Phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện đức - trí - thể - mỹ và hướng nghiệp cho học sinh.