2.5. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ CBQL các
2.5.2. Những hạn chế
- Về đội ngũ CBQL các trường THCS:
Hoạt động quản lý trường THCS của một số CBQL trường THCS cịn có những mặt hạn chế, bất cập, đặc biệt là tính chuyên nghiệp trong việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; việc ứng dụng triển khai các phương pháp quản lý giáo dục theo xu thế phát triển của thời đại còn bất cập.
Một số CBQL thiếu chủ động, khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra từ cơ sở do kiến thức và kỹ năng quản lý giáo dục còn hạn chế. Trình độ và năng lực điều hành trong quản lý dựa vào kinh nghiệm cá nhân, ít vận dụng khoa học quản lý, dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch vào thực tiễn. Ðáng chú ý, kiến thức về pháp luật, tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự và tài chính của một số CBQL các trường THCS đơi khi cịn lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền.
Cơ cấu giới tính của đội ngũ CBQL trường THCS cịn có sự chênh lệch, tỷ lệ CBQL là nữ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ CBQL nam, trong khi đó, bậc học THCS có số cán bộ, giáo viên và nhân viên nữ chiếm tỷ lệ rất lớn. Một số CBQL trẻ tuổi, số năm là công tác quản lý ít, do đó, kiến thức và kinh nghiệm quản lý chưa nhiều.
Độ tuổi trung bình của đội ngũ CBQL cịn cao, đặc biệt là số CBQL có tuổi đời trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ 40%, với độ tuổi này sẽ có nhiều hạn chế, khó khăn nhất định khi chỉ đạo và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, đặc biệt là trình độ tin học và ngoại ngữ so với đội ngũ CBQL có độ tuổi trẻ hơn.
Số CBQL có học vị Thạc sỹ trở lên chưa có; điều này đã làm cản trở nhiều trong việc chỉ đạo công tác chuyên môn, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo tinh thần đổi mới giáo dục THCS. Còn CBQL nghiệp vụ sư phạm chưa cao, kiến thức bộ mơn khơng sâu, do đó thiếu uy tín về chun mơn để nâng cao tay nghề cho giáo viên, hạn chế trong quản lý giáo dục và dạy học tại các nhà trường.
Một số CBQL vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của ngành vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị cịn thiếu linh hoạt; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học còn nhiều hạn chế trong việc thu thập và xử lý thông tin trong và ngoài nước về giáo dục và những yếu tố tác động khác; việc cập nhật thơng tin mới về tình hình chính trị - xã hội quốc tế và trong nước, các chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, tiến bộ khoa học, … chưa kịp thời, đầy đủ.
Kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học của các trường THCS được trang bị chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, chất lượng và hiệu quả sử dụng khơng cao, do đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng và hiệu quả công tác quản lý của đội ngũ CBQL.
- Về phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS:
Mặc dù huyện Hạ Hòa đã xác định được mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL giáo dục đến năm 2020, có dự kiến nguồn lực để thực hiện quy hoạch đội ngũ CBQL, tuy nhiên việc quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL chưa được quan tâm đúng mức, cịn thiếu tính tồn diện, chưa có đủ các thơng tin để làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng năm; chưa đánh giá đúng vai trò của đội ngũ CBQL và đơi khi cịn có biểu hiện lúng túng.
Phịng GD&ĐT chưa tham mưu được với Huyện ủy, UBND huyện xây dựng và ban hành tiêu chuẩn CBQL các trường THCS để làm căn cứ đánh giá hàng năm và là cơ sở để xem xét lựa chọn đội ngũ CBQL nguồn cho quy hoạch.
Hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, bãi miễn: Còn một số trường hợp bổ nhiệm chưa đạt tiêu chuẩn đề ra; chưa mạnh dạn bổ nhiệm CBQL trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển; hoạt động luân chuyển CBQL đã được chú ý nhưng việc thực hiện vẫn cịn nhiều hạn chế, cịn tình trạng CBQL đã giữ chức vụ Hiệu trưởng quá hai nhiệm kỳ liên tục ở một trường nhưng vẫn không luân chuyển. Việc luân chuyển CBQL đi và đến các trường ở vùng khó khăn cịn gặp trở ngại.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng: Do điều kiện kinh phí cịn hạn hẹp, ngân sách giao cho hoạt động ở các trường q ít, khơng có ngân sách riêng cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở các đơn vị. Nhiều CBQL tuổi cao ngại đi đào tạo, bồi dưỡng, nhiều giáo viên trong diện quy hoạch khơng muốn đi vì sợ đi về có làm CBQL hay không? CBQL, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng sẽ ảnh hưởng đến công tác ở trường do thiếu giáo viên.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá: Nội dung kiểm tra chưa phong phú, chưa được điều chỉnh kịp thời, thường xuyên cho phù hợp với thực tế; sau kiểm tra chủ yếu nhắc nhở, điều chỉnh những tồn tại, chưa có các hình thức khiển trách, kỷ luật...
Thực hiện chế độ chính sách: Phòng GD&ĐT chưa tham mưu với Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và UBND huyện có cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL các trường THCS; chưa huy động được các nguồn lực vật chất và tinh thần từ bên ngoài tham gia thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL các trường THCS. Chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút nhân tài về quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. Việc khen thưởng đối với CBQL đã được quan tâm nhưng chủ yếu thực hiện vào những đợt xét duyệt thi đua cuối năm, do đó tính động viên, khích lệ chưa được kịp thời.
- Nguyên nhân của các hạn chế: Chưa có được các biện pháp quản lý hoạt
động phát triển đội ngũ CBQL thực sự đúng lý luận và phù hợp với thực tiễn giáo dục của huyện.