Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Hạ Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn (Trang 52)

Chức danh lƣợng Số

Trình độ đào tạo về chun mơn

Trình độ đào tạo, bồi dƣỡng về quản lý Cao đẳng Đại học Thạc sỹ QLNN QLGD SL % SL %L SL % SL % SL % Hiệu trưởng 22 0 0 22 100 0 0 22 100 22 100 Phó Hiệu trưởng 23 0 0 23 100 0 0 23 100 23 100 Cộng 45 0 0 45 100 0 0 45 100 45 100

* Trình độ đào tạo về chun mơn:

- Số CBQL có trình độ Cao đẳng: 0 người, chiếm tỷ lệ 0%. - Số CBQL có trình độ Đại học: 45 người, chiếm tỷ lệ 100%.

Đội ngũ CBQL trường THCS đều đảm bảo đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó Hiệu trưởng có trình độ đạt trên chuẩn 100%, Phó Hiệu trưởng có trình độ đạt trên chuẩn 100%. Đây là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác quản lý giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện. Tuy nhiên hiện tại chưa có CBQL nào có trình độ Thạc sỹ, tỷ lệ này q thấp so với nhiều huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

* Trình độ đào tạo, bồi dưỡng về công tác quản lý:

- Số CBQL được bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước 45 người, chiếm tỷ lệ 100%.

- Số CBQL được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục 45 người, chiếm tỷ lệ 100%.

Như vậy, 100% đội ngũ CBQL đã được đào tạo, bồi dưỡng quản lý chuyên ngành tại Trường Bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác quản lý giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

2.3.3.2. Trình độ đào tạo lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Hạ Hòa được thể hiện qua bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBQL trường THCS huyện Hạ Hòa

Chức danh Đảng

viên

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp trung cấp Đang học

SL % SL % SL % SL %

Hiệu trưởng 22 0 0 22 100 0 0 0 0 Phó Hiệu trưởng 23 0 0 23 100 0 0 0 0

Cộng 45 0 0 45 100 0 0 0 0

(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Hạ Hòa)

Số liệu thống kê ở bảng 2.9 cho thấy, CBQL các trường THCS huyện Hạ Hòa được đào tạo trình độ Trung cấp lý luận chính trị (chiếm tỷ lệ 100%). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT của đội ngũ CBQL các trường THCS. Trong những năm tiếp theo, Huyện ủy, UBND huyện Hạ Hòa cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo Ban Tổ chức Huyện ủy, Phịng GD&ĐT, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ giáo viên là dự nguồn CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện, phấn đấu 100% đối tượng dự nguồn CBQL trường THCS có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS sau này.

2.3.4. Thực trạng đạt chuẩn Hiệu trưởng trường THCS của đội ngũ CBQL các trường THCS các trường THCS

2.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu để nhận biết mức độ đạt Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS của đội ngũ CBQL các trường THCS

Để đánh giá được thực trạng đạt Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS của đội ngũ CBQL các trường THCS thuộc huyện Hạ Hịa; chúng tơi đã tiến hành khảo sát, điều tra theo cách thức sau:

- Mục đích khảo sát, điều tra: Trên cơ sở đánh giá hoặc tự đánh giá (trường hợp người trả lời câu hỏi đang là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng các trường THCS), tính được tỷ lệ phần trăm xếp loại Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng theo quy định xếp loại tại Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) và Công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16/02/2012 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TT GDTX; trên cơ sở đó đánh giá được thực trạng đội ngũ CBQL các trường THCS.

- Nội dung khảo sát, điều tra: Đề nghị người được xin ý kiến đánh giá hoặc tự đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS của huyện Hạ Hịa theo 23 tiêu chí trong Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS. Sau đó tổng hợp và xếp loại theo hướng dẫn trong Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT đã nêu trên. Nội dung xin ý kiến được soạn thành một phiếu hỏi, trong đó 23 câu hỏi là 23 tiêu chí trong Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS (Phụ lục 2). Việc đánh giá hoặc tự đánh giá mức độ đạt Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS của các Hiệu trưởng (HT), Phó Hiệu trưởng (PHT) các trường THCS được cho điểm và xếp loại theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT và Công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD.

- Chọn đối tượng để xin ý kiến khảo sát, điều tra: Lựa chọn và xin ý kiến của 100 người, đối tượng là:

Lãnh đạo Phịng GD&ĐT (Trưởng phịng và các Phó Trưởng phịng): 03 người. Chun viên Phịng GD&ĐT: 8 người.

CBQL của tất cả các trường THCS của huyện: 45 người.

Giáo viên (chọn ngẫu nhiên) của các trường THCS (22 trường, mỗi trường 02 giáo viên): 44 người.

- Tiến hành xin ý kiến:

Chúng tôi gửi các phiếu hỏi (Phụ lục 2) đến các đối tượng và sau đó thu về

các phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi.

2.3.4.2. Xử lý kết quả khảo sát, điều tra và nhận định

Tổng số phiếu hỏi thu về: 100 phiếu; số phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi theo yêu cầu: 100 phiếu.

Sau khi tổng hợp các ý kiến trả lời (kết quả cho điểm và xếp loại), chúng tơi tính tỷ lệ phần trăm xếp loại xuất sắc, khá, trung bình và chưa đạt chuẩn đối với nhóm Hiệu trưởng và nhóm Phó Hiệu trưởng. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.10 dưới đây:

Bảng 2.10. Kết quả xếp loại đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Hạ Hòa theo Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS

Chức danh

Xếp loại

Xuất sắc Khá Trung bình Chưa đạt chuẩn

Số phiếu Tỉ lệ % phiếu Số Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % phiếu Số Tỉ lệ % Hiệu trưởng 52 52 30 30 18 18 0 0 Phó Hiệu trưởng 32 32 23 23 45 45 0 0

Căn cứ vào các số liệu và tỷ lệ phần trăm xếp loại đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Hạ Hịa tại bảng 2.10, chúng tơi có nhận định:

- Đối với đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS của huyện Hạ Hòa:

100% Hiệu trưởng đều đạt chuẩn, song vẫn còn số lượng các Hiệu trưởng đạt chuẩn ở loại trung bình (18 phiếu, chiếm tỷ lệ 18%), số lượng các Hiệu trưởng đạt chuẩn với loại xuất sắc chỉ chiếm 52%. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả đánh giá xếp loại đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện trong 3 năm học gần đây theo Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS.

Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy trong thời gian tới, bản thân mỗi Hiệu trưởng trường THCS của huyện cần nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa để ngày càng hồn thiện mình nhiều hơn; đồng thời UBND huyện, Phịng GD&ĐT cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng tỷ lệ Hiệu trưởng đạt chuẩn ở loại xuất sắc ngày càng cao.

- Đối với đội ngũ Phó Hiệu trưởng các trường THCS của huyện Hạ Hòa: Đội ngũ Phó Hiệu trưởng các trường THCS tuy chưa phải là Hiệu trưởng, nhưng khi vận dụng Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS vào để đánh giá đã đạt 100% Phó Hiệu trưởng đạt chuẩn (trong đó có 32% đạt chuẩn ở loại xuất sắc). Kết quả này cho thấy, hiện nay, tại các trường THCS có lực lượng kế cận có thể đảm nhiệm chức danh Hiệu trưởng là 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ đạt Chuẩn Hiệu trưởng loại trung bình vẫn cịn ở mức cao, lên tới 45%. Kết quả xếp loại đội ngũ Phó Hiệu trưởng khi vận dụng Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS như trên phản ánh khá trung thực thực trạng của đội ngũ Phó Hiệu trưởng các trường THCS của huyện Hạ Hịa hiện nay. Đây là một nội dung đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trong những năm tới mà huyện Hạ Hòa cần phải quan tâm, chú trọng.

- Trong quá trình xử lý số liệu khảo sát, điều tra, khi tổng hợp điểm của từng tiêu chí của 3 tiêu chuẩn trong các phiếu đánh giá (Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính

trị và đạo đức nghề nghiệp; Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lí nhà trường), chúng tơi cịn có một số nhận

định về đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Hạ Hịa như sau:

+ Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp:

Đại đa số CBQL các trường THCS được đánh giá tốt về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; chấp hành tốt chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương. CBQL các trường THCS đều là những nhà giáo trung thực, mẫu mực, tâm huyết với sự nghiệp trồng người, có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; tôn trọng và quan tâm đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của quần chúng, phấn đấu xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất. Họ đã và đang là lực lượng nòng cốt tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành, địa phương và của nhà trường. Có những CBQL cịn hy sinh nhiều quyền lợi cá nhân khi công tác tại những trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

+ Về năng lực chun mơn, nghiệp vụ sư phạm:

100% CBQL các trường THCS của huyện đều đạt chuẩn về trình độ chun mơn, nắm vững chuyên môn của môn học được đào tạo; đa số CBQL hiểu và nắm được chương trình, phương pháp đặc trưng của các mơn học khác để đáp ứng yêu cầu quản lý quá trình dạy và học trong nhà trường đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, còn một số CBQL chưa hiểu đúng, đầy đủ về chương trình giáo dục phổ thông, nguyên nhân do một số mới được bổ nhiệm làm CBQL, thời gian làm công tác quản lý chưa nhiều, chưa thể cập nhật hết ngay được chương trình một cách tốt nhất; một số CBQL khả năng đáp ứng u cầu về trình độ chun mơn sâu, hiểu biết về các mơn học khác cịn thấp, do đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả cơng tác quản lý q trình dạy và học của nhà trường. Năng lực sử dựng ngoại ngữ (Tiếng Anh) và sử dụng máy tính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy và công tác quản lý của một số CBQL còn hạn chế. Nguyên nhân là do nhiều Hiệu trưởng tuổi đã cao nên cũng có những hạn chế nhất định, mặt khác, môi trường để sử dụng cũng như nhu cầu cần thiết cho công việc hàng ngày là khơng có, chính vì vậy vốn ngoại ngữ cũng mai một dần.

+ Về năng lực quản lí nhà trường:

100% CBQL các trường THCS của huyện Hạ Hòa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục và kiến thức về quản lý nhà nước, bên cạnh đó CBQL đều có trình độ lý luận chính trị trung cấp, do đó có kiến thức cơ bản để điều hành các hoạt động của nhà trường.

Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy, CBQL các trường THCS có hiểu biết về tình hình chính trị , KT - XH của đất nước và của địa phương , nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục đạt mức độ tốt ; làm tốt việc xây dựng tầm nhìn, các giá trị của nhà trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; đã xây dựng được kế hoạch của nhà trường phù hợp với chiến lược và chương trình hành động. CBQL các trường THCS đã quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa cơng sở; quản lý hồ sơ sổ sách theo đúng quy định và có sự hợp tác, chia sẻ thơng tin, kinh nghiệm lãnh đạo với các đơn vị giáo dục khác. Mối quan hệ giữa chính quyền nhà trường với các tổ chức Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường được gắn bó thường xuyên, hoạt động đồng bộ và có hiệu quả. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với địa phương, với xã hội và với cha mẹ học sinh, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện và an toàn.

Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được, năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện cịn có những hạn chế, đó là: Một số CBQL có tuổi đời cao, số năm làm cơng tác quản lý nhiều, bên cạnh ưu điểm là kinh nghiệm dạy học, kinh nghiệm quản lý nhiều, thì cũng có những hạn chế, khó khăn nhất định trong việc sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, áp dụng tiến bộ khoa học trong điều hành và quản lý nhà trường. Một số trường hợp CBQL còn hạn chế về năng lực chuyên môn và năng lực quản lý (Đặc biệt là năng lực quản lý tài sản, tài chính); chưa phát huy được vai trị tiên phong, gương mẫu, để mất uy tín trong tập thể. Việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên, nhân viên của một số CBQL một số nhà trường chưa được quan tâm đúng mức; cảnh quan, môi trường sư phạm của một số nhà trường thiếu sự quan tâm của CBQL nhà trường. Một số CBQL chưa thực hiện tốt công tác tham mưu với huyện và địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ của nhà trường; việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác giáo dục của một số CBQL còn hạn chế.

2.3.5. Đánh giá chung về đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Hạ Hòa

* Ưu điểm

- Về số lượng và cơ cấu:

Nhìn chung đội ngũ CBQL trường THCS huyện Hạ Hịa có đủ so với định mức, có 22 trường THCS với 22 Hiệu trưởng và 23 Phó Hiệu trưởng (trong đó có 01 trường TH&THCS Phương Viên với 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách THCS). Như vậy, tồn huyện có 45 cán bộ quản lý cấp THCS, 100% các trường THCS ở huyện Hạ Hịa đều là trường cơng lập. 45/45 CBQL đều là Đảng viên chiếm tỷ lệ 100%; đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.

- Về chất lượng:

Đội ngũ CBQL trường THCS huyện Hạ Hịa đều có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành và của địa phương. Có lối sống lành mạnh, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy trong cơng tác.

Trình độ chun mơn đào tạo 100% đạt chuẩn trở lên, đại đa số CBQL đều hiểu rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình, lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, triển khai, kiểm tra đánh giá, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, hoàn thành tốt kế hoạch được giao.

Hầu hết đội ngũ CBQL các trường THCS được bổ nhiệm từ những giáo viên giỏi, có năng lực chun mơn vững vàng, có uy tín trong tập thể giáo viên, học sinh và nhân dân địa phương.

* Hạn chế

Một số CBQL còn làm việc thiếu năng động, thiếu nhạy bén trong công việc, khơng thích ứng kịp thời trước những yêu cầu đổi mới trong công tác đổi mới quản lý giáo dục nói riêng và cơng tác đổi mới giáo dục nói chung. Một số CBQL thiếu tính quyết đốn, chưa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những công việc mang tính cấp thiết, quan trọng, chưa chú ý đến việc vận động, thu hút các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia vào xây dựng và phát triển xã hội.

Trình độ lý luận chủ yếu là trình độ trung cấp, được đào tạo theo chương trình ở trường chuyên nghiệp. Trình độ quản lý giáo dục cũng chỉ chủ yếu qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, trình độ ngoại ngữ, tin học thấp, khả năng khai thác và sử dụng thông tin, ứng dụng CNTT để phục vụ công tác QLGD còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nói riêng và đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)