trƣờng THCS theo chuẩn
1.8.1. Các yếu tố chủ quan
Luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý là những yếu tố vừa chung và vừa riêng của ngành giáo dục. Trong đó, luật pháp và chính sách tạo ra cơ chế, và cơ chế
là phương thức vận động hợp quy luật một hệ thống đã bị sự điều chỉnh bởi luật pháp và chính sách. Từ quan điểm này, cơ chế quản lý được hiểu là hệ thống các yếu tố có vai trị xác lập, vận hành và điều chỉnh quan hệ của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong một hệ thống quản lý nhằm tạo cho hệ thống quản lý vận động hợp quy luật chung và đúng với các quy định trong luật pháp và chính sách.
Chính sách phát triển GD&ĐT thể hiện ở chủ trương, đường lối của Đảng về công tác GD&ĐT, về chế độ, chính sách đối với CBQL, giáo viên được ghi trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng (Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, …). Xuất phát từ quan điểm, đường lối, chính sách và mục tiêu của Đảng về GD&ĐT, Nhà nước cụ thể hóa bằng luật, nghị định, chiến lược, đề án,… để triển khai tổ chức thực hiện trong lĩnh vực GD&ĐT, như: Luật Giáo dục năm 2005 (bổ sung và sửa đổi năm 2009); Nghị định số 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục Chính phủ; Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, ….
Chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước nói chung và chính sách, luật pháp về lĩnh vực GD&ĐT nói riêng là cơ sở định hướng cho việc phát triển GD&ĐT nhằm đạt được những mục tiêu đề ra; đặc biệt đối với các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước và từng địa phương, GD&ĐT có vai trị quan trọng nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ
thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước; trong nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục của Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Chính phủ khẳng định: "Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên".
Để thực hiện tốt vai trị to lớn của mình trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của tồn ngành GD&ĐT,
trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục cấp THCS, tạo tiền đề quan trọng góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ mới.
1.8.2. Các yếu tố khách quan
1.8.2.1. Môi trường phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,...
Mơi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Yếu tố về địa lý và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển KT-XH của mỗi vùng, miền, địa phương (đến sự phân bố dân cư; truyền thống lịch sử - văn hóa; phát triển kết cấu hạ tầng; sự phát triển văn hóa, giáo dục, phương tiện đi lại, phương tiện sinh hoạt, …), chính vì vậy, ảnh hưởng đến sự lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển CBQL trường THCS.
Hầu hết mọi người đều muốn sinh sống và làm việc ở những nơi có điều kiện thuận lợi; vì vậy, khi phải sinh sống và làm việc ở những vùng có điều kiện khó khăn, phần đa đều khơng n tâm và tìm cách để xin chuyển về vùng thuận lợi ở thị trấn, thị xã, thành phố, nơi dân cư đơng đúc, có điều kiện KT-XH phát triển và có điều kiện để phát triển GD&ĐT. Thực tế đã chứng minh, đội ngũ CBQL trường THCS ở vùng khó khăn thường thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, thường xuyên thay đổi do luân chuyển, vì nguồn để bổ sung cho đội ngũ này còn hạn chế. Do đó, việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở vùng có điều kiện khó khăn về KT-XH cịn nhiều hạn chế, bất cập so với vùng có điều kiện KT-XH phát triển.
Môi trường hoạt động của đội ngũ CBQL trường THCS thuận lợi là động lực tạo nên sự kích thích phát triển đội ngũ từ các phong trào, từ nền nếp sống và nền nếp tự học tập, tự nghiên cứu, ý thức tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu để phát triển cá nhân và phát triển tổ chức.
Môi trường KT-XH bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, phân phối xã hội và thu nhập, việc làm và cơ cấu việc làm, các quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, … có sự ảnh hưởng và tác động lớn đến sự phát triển GD&ĐT và huy động nguồn nhân lực, vật lực và tài lực của GD&ĐT, trong đó có đội ngũ CBQL trường THCS. Quy mơ phát triển GD&ĐT, chất lượng giáo dục được nâng lên thì nhu cầu về đội ngũ nhà giáo và CBQL càng cao và ngược lại. Bên cạnh đó, sự phát triển KT-XH còn là cơ sở để xây dựng và thực thi các chính sách có liên quan trực tiếp đến đội ngũ CBQL trường THCS.
1.8.2.2. Yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
Chuẩn hóa là một chủ trương của đổi mới giáo dục địi hỏi có một đội ngũ CBQL nhà trường được chuẩn hóa vì vậy đặc điểm của thời kỳ phát triển giáo dục nói chung, phát triển nhà trường nói riêng cũng ảnh hưởng lên sự phát triển đội ngũ CBQL nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 1
Nhận thức rõ vị trí và vai trò hết sức quan trọng của GD&ĐT trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho giáo dục. Chất lượng và hiệu quả giáo dục phụ thuộc phần nhiều vào đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Chính vì vậy, trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, việc quản lý đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, trong đó có đội ngũ CBQL trường THCS cần phải được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL nói chung và phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS nói riêng là vấn đề cần thiết đối với ngành GD&ĐT cả nước nói chung và tại huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Quản lý đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS phải lấy đích để hướng tới là Chuẩn của đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS, trong đó lấy căn cứ làm cơ sở là các quy định trong Luật Giáo dục, Điều lệ trường THCS và chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Đồng thời phải thực hiện các hoạt động như quy hoạch đội ngũ hiệu trưởng, lựa chọn, bổ nhiệm và sử dụng đội ngũ Hiệu trưởng, đào tạo và bồi dưỡng, thanh tra, kiểm tra và đánh giá Hiệu trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đội ngũ.
Những vấn đề lý luận của đề tài là cơ sở cho việc tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp để đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ Hiệu trưởng ở các trường THCS của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay ở chương 2
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HẠ HÒA,
TỈNH PHÚ THỌ THEO CHUẨN