2.4. Thực trạng quản lí đội ngũ CBQL các trƣờng THCS huyện Hạ Hòa,
2.4.2. Thực trạng hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển
chuyển CBQL trường THCS
Trong những năm gần đây, hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS của huyện được tiến hành theo quy trình chung:
- Người được lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển phải trong quy hoạch, được sự giới thiệu và tín nhiệm cao của tập thể CBQL, giáo viên, nhân viên, các đoàn thể, chi bộ nhà trường.
- Nhà trường hoàn thiện các loại hồ sơ, thủ tục gửi về bộ phận tổ chức của Phòng GD&ĐT (Phòng GD&ĐT có 01 chun viên phụ trách cơng tác tổ chức cán bộ để tham mưu, giúp việc về công tác này).
- Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ căn cứ tình hình cơng tác tổ chức cán bộ, thành lập đồn cơng tác đến nhà trường lấy phiếu tín nhiệm của tồn thể CBQL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và xin ý kiến của cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn nhà trường (bằng văn bản).
- Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tổ chức hội nghị xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển theo đúng quy định. Lập tờ trình và báo cáo UBND huyện những trường hợp có đủ điều kiện bổ nhiệm, luân chuyển; xin ý kiến của Ban
Tổ chức Huyện ủy và Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; trình Ban Thường vụ xem xét, kết luận; Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm, luân chuyển.
Kết quả việc đánh giá thực trạng hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS huyện Hạ Hòa được thể hiện qua bảng 2.12 dưới đây:
Bảng 2.12. Đánh giá về thực trạng hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS
Stt Các hoạt động quản lý
Mức độ (Phiếu/%)
Tốt Khá Trung bình Yếu
1
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại CBQL trường THCS; trong đó chú ý tới việc phổ biến các quy trình và thủ tục, các nguyên tắc thực hiện và các tiêu chuẩn của người được bổ nhiệm.
28 28% 27 27% 35 35% 10 10% 2
Hoạt động giới thiệu người được lựa chọn để bổ nhiệm làm CBQL ở các trường THCS theo nguyên tắc tập trung dân chủ. 28 28% 30 30% 28 28% 14 14% 3
Lập hồ sơ, lý lịch, nguyện vọng cá nhân của người được giới thiệu bổ nhiệm làm CBQL và cơng khai hồ sơ đó trong và ngồi nhà trường.
24 24% 25 25% 37 37% 14 14%
4 Tổ chức việc lựa chọn dưới các hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển (nếu đủ điều kiện cho phép).
25 25% 30 30% 35 35% 10 10% 5
Thông báo công khai kết quả lựa chọn người để bổ nhiệm vào từng chức danh CBQL của nhà trường nhằm xin ý kiến phản hồi của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nhà trường.
18 18% 25 25% 39 39% 18 18% 6
Xem xét các thơng tin phản hồi, giải thích các ý kiến phản hồi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường về người được lựa chọn.
22 22% 32 32% 31 31% 16 16% 7
Ban hành các quyết định quản lý của các cơ quan có thẩm quyền về bổ nhiệm chức vụ cho người đã được lựa chọn; bổ nhiệm lại cho các CBQL hết nhiệm kỳ hoặc quyết định luân chuyển CBQL theo quy định.
24 24% 32 32% 27 27% 7 7%
Qua số liệu trên cho thấy hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS huyện Hạ Hịa đã có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng cịn có nhiều nội dung hoạt động kết quả thấp, qua đó phản ánh phần nào những hạn chế trong hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS huyện Hạ Hòa hiện nay như:
- Chưa mạnh dạn bổ nhiệm CBQL trẻ có năng lực, có triển vọng phát triển. Việc bổ nhiệm lại CBQL các trường THCS đơi lúc mang nặng tính hình thức, chưa thực sự khách quan, chưa gắn liền với việc đánh giá cán bộ. Cho nên, còn một số ít CBQL thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa hồn thành tốt nhiệm vụ.
- Hoạt động luân chuyển CBQL đã được chú ý nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, cịn tình trạng CBQL đã giữ chức vụ Hiệu trưởng quá hai nhiệm kỳ liên tục ở một trường nhưng vẫn không luân chuyển. Việc luân chuyển CBQL đi và đến các trường ở vùng khó khăn cịn gặp trở ngại.