Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 59 - 64)

2.5. Một số nhận xét khái quát qua khảo sát

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan.

Thực tế cho thấy một bộ phận học sinh yếu kém về hạnh kiểm và học lực là do bản thân các em chƣa tích cực tu dƣỡng, rèn luyện, do vậy các em học sinh này thƣờng thiếu hụt tri thức văn hóa, những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc quy định của xã hội, nhận thức sai lệch về những tri thức ứng

xử cần thiết trong cộng đồng, ngƣời thân. Các em không tự nhận thức đƣợc về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội, sống bng thả tùy tiện, lý tƣởng mờ nhạt, không xác định đƣợc mục tiêu, phƣơng hƣớng phấn đấu cho bản thân.

Ngồi ra cũng có những ngun nhân từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các yếu tố về tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT: Sôi nổi, bồng bột, nhạy cảm, dễ dao động, mất thăng bằng, dễ bị cám dỗ dẫn đến không điều chỉnh đƣợc hành vi của bản thân, a dua đua đòi theo cái xấu, tiêu cực hoặc rơi vào tình trạng cực đoan. Những vấn đề nêu trên, nếu không đƣợc nhà trƣờng, gia đình và xã hội phát hiện kịp thời và phối hợp chặt chẽ để giáo dục, định hƣớng thì việc sút kém về học lực, suy thoái về đạo đức dẫn đến hƣ hỏng sẽ là điều tất yếu xảy ra.

Các nhà quản lý cùng các thầy cô giáo trong ngành giáo dục chƣa nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải phối hợp giáo dục giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội, chƣa tích cực tìm ra các biện pháp hữu hiệu để thực hiện mối quan hệ phối hợp đó.

Thực tế nhà trƣờng ln thể hiện vai trị chủ đạo, then chốt trong 3 mơi trƣờng giáo dục, nhƣng nhà trƣờng chƣa chủ động tập hợp các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng, chƣa linh động và chủ động trong các hoạt động, chủ yếu tổ chức phối hợp khi có cơng văn triển khai của cấp trên, chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch phối hợp thƣờng xuyên chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội, nên việc giáo dục học sinh còn đơn phƣơng, tách rời, thiếu nội dung và biện pháp chƣa đƣợc thống nhất, các lực lƣợng không hỗ trợ đƣợc cho nhau trong phối hợp, thậm chí cịn làm suy giảm nội dung giáo dục từ phía nhà trƣờng. Có những học sinh gia đình khá giả, bố mẹ có chức có quyền, có mối quan hệ cấp thì thƣờng ỷ lại, lƣời học tập, ý thức rèn luyện, tu dƣỡng, động cơ học tập kém, nhƣng có thể lại đƣợc các thầy cơ và nhà trƣờng giáo nâng đỡ, kết quả là học sinh đó ngày càng yếu kém về học lực và hạnh kiểm.

Sự hạn chế trong phối hợp giáo dục giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội trong nhiều trƣờng hợp chỉ là mối quan hệ đơn thuần mang tính hình thức, chƣa xây dựng đƣợc mạng lƣới tổ chức quản lý. Mặc dù năm học nào giữa nhà trƣờng và Hội phụ huynh học sinh cũng có sự liên kết về mặt tổ chức Hội PHHS của lớp, của trƣờng, nhƣng suốt năm học mối liên hệ đó chỉ thể hiện đơn điệu ở 3 kỳ họp phụ huynh học sinh: đầu năm, cuối kỳ I và có thể là cuối năm học. Nội dung các kỳ họp chủ yếu là thông báo kết quả học tập của toàn trƣờng, kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của từng học sinh, thông báo các khoản đóng góp theo quy định và một số hoạt động của nhà trƣờng trong thời gian tới. Thiếu những thông tin thƣờng xuyên nên nếu phụ huynh học sinh muốn đóng góp gì cũng rất khó, chủ yếu là đồng tình và thống nhất ý kiến là tất cả nhờ vào nhà trƣờng.

Về phần các lực lƣợng xã hội ngồi nhà trƣờng thì mối quan hệ chủ yếu là những cuộc thăm trƣờng của các đại biểu đại diện cho các tổ chức xã hội tới dự các buổi lễ do nhà trƣờng mời, đây chỉ là những mối quan hệ mang tính chất đối ngoại vì với sự tiếp xúc nhƣ vậy thì sự hiểu biết của các lực lƣợng xã hội về nhà trƣờng là rất hạn chế.

Đối với gia đình, mặc dù trong thời gian gần đây nhận thức về việc chăm lo, đầu tƣ cho con cái học hành đã đƣợc quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên việc quan tâm này chủ yếu là đầu tƣ cho con cái về điều kiện học tập, học thêm… chỉ có một số ít cha mẹ học sinh dành thời gian quan tâm giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho con em mình, cịn phần nhiều do bố mẹ cịn bận cơng tác, làm ăn; các lực lƣợng ngoài xã hội nhƣ chính quyền địa phƣơng, cơng an, các đồn thể chính trị xã hội cũng ngại liên hệ, tiếp xúc với nhà trƣờng do quan niệm giáo dục không thuộc chức năng của mình. Đó là những ngun nhân chủ quan dẫn đến việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngồi nhà trƣờng gặp nhiều khó khăn, chƣa pháp huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội vào cơng tác giáo dục học sinh.

- Nguyên nhân khách quan: Do những ảnh hƣởng khơng nhỏ từ phía xã hội, đó là sự điều hành, quản lý xã hội bằng pháp luật chƣa nghiêm có thể tạo ra những bất bình đẳng, những điều vơ lý trong đời sống xã hội làm cho học sinh mất niềm tin, giao động, mất phƣơng hƣớng rèn luyện phấn đấu.

Tƣ tƣởng ỷ lại coi công việc giáo dục học sinh là cơng việc chính của nhà trƣờng, nhà trƣờng phải chịu mọi trách nhiệm giáo dục học sinh trƣớc gia đình và xã hội vẫn tồn tại, từ đó phó thác trách nhiệm giáo dục học cho nhà trƣờng, ỷ lại vào nhà trƣờng, khi học sinh khơng đạt kết quả mong muốn thì phê phán chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

Chƣa xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp giáo dục cho các cấp, các ngành có liên quan đến giáo dục, phải phấn đấu làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ theo chức năng, vị trí của tổ chức để tập hợp các lực lƣợng giáo dục ngồi nhà trƣờng tích cực tham gia vào quá trình giáo dục học sinh.

Những nguyên nhân khách quan gây cản trở, làm khó khăn sự phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, nhƣng đó khơng phải là những nguyên nhân chủ yếu, mà nguyên nhân chủ yếu là: các nhà trƣờng chƣa thực sự thể hiện vai trò chủ đạo, chủ động để chỉ đạo phối hợp với lực lƣợng giáo dục trong và lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng tạo nên sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp biện pháp trong phối hợp giáo dục học sinh.

Nguyên nhân của những nguyên nhân chủ yếu hạn chế trong phối hợp giáo dục là nhà trƣờng, gia đình và xã hội chƣa nhận thức tầm quan trọng của việc phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh THPT, đây chính là nguyên nhân chính cần khắc phục để tổ chức việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục trên địa bàn Tp Phan Rang Tháp Chàm ngày càng tốt đẹp và hiệu quả hơn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Công tác giáo dục và quản lý phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội giáo dục cho học sinh THPT trên địa bàn Tp Phan Rang Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận đã đƣợc tiến hành trong những năm qua và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác phối hợp này chƣa cao, vẫn còn những hạn chế. Để khắc phục những hạn chế đã phân tích ở trên khơng chỉ địi hỏi có sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ thầy cô giáo, các lực lƣợng xã hội, phụ huynh học sinh và ngay cả học sinh mà cần có sự đổi mới căn bản về phƣơng pháp tổ chức quản lý phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh, cần có biện pháp cụ thể huy động nguồn lực của xã hội hỗ trợ nhà trƣờng phát triển giáo dục từ đó tạo ra môi trƣờng thống nhất trong giáo dục học sinh. Đây cũng sẽ là những nội dung chính mà tơi sẽ tập trung làm rõ và đƣợc thể hiện trong chƣơng 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)