Hiệu quả quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 54 - 58)

2.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và

2.4.5. Hiệu quả quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã

trường THPT trên địa bàn thành phố Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận

Bảng 2.7: Khảo sát mức độ hiệu quả của quản lý phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội tại các trƣờng THPT trên địa bàn TP. Phan

Rang Tháp Chàm

Số TT

Đánh giá mức độ hiệu quả

Ý kiến đánh giá

SL %

1 Hiệu quả rất thiết thực 513 60.4

2 Hiệu quả còn hạn chế 235 27.6

3 Hiệu quả còn mang tính chất hình thức 96 11.3

Qua bảng 2.7 cho thấy:

- 60.4% cho rằng sự phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội mang hiệu quả thiết thực. Sự đánh giá đó phản ánh sự quan tâm của mọi ngƣời biết đƣợc cố gắng, nỗ lực của nhà trƣờng, các bậc PHHS và cán bộ quản lý xã hội trong công tác phối hợp giáo dục.

- 27.6 % ý kiến cho rằng hiệu quả sự phối hợp giáo dục mang lại còn hạn chế, đặc biệt 11.3% cho rằng sự phối hợp chƣa đúng thực chất, cịn mang tính hình thức.

+ Sổ liên lạc vốn trƣớc đây sử dụng hàng tháng, nay kỳ hạn mỗi kỳ 1 lần, nội dung cịn hạn chế, giáo viên khơng cập nhật hết đầy đủ chi tiết tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh lớp mình, đơn thuần là nhà trƣờng thông báo kết quả học tập và xếp loại đạo đức cho gia đình biết, gia đình chỉ cần ký nhận, đơi khi phụ huynh chỉ ký chứ không ghi những chú ý những đặc điểm hay mắc phải của con em mình trong quá trình học tập để giáo viên rèn luyện thêm.

+ Giải pháp thăm gia đình học sinh của GVCN cịn rất hạn chế về cả số lần đến thăm, chủ yếu là những trƣờng hợp học sinh q cá biệt, vắng nhiều ngày khơng có lí do thì giáo viên chủ nhiệm mới đến thăm hỏi.

+ Cuộc họp phụ huynh học sinh với nội dung chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập của học sinh ở nhà trƣờng cho phụ huynh học sinh biết, thông báo chung chung về kết quả của trƣờng, các khoản thu của hội phụ huynh lớp, vận động xã hội hóa của trƣờng và trả lời chất vấn của PHHS.

Thông qua điều tra thực trạng xác định đƣợc những nguyên nhân cơ bản, cốt lõi dẫn đến những hạn chế đó có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là một trong những cơ sở rất quan trọng để tác giả đƣa ra những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trƣờng gia đình và xã hội.

Bảng 2.8: Nhận xét về nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của sự phối hợp và quản lý phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội

Số

TT Nguyên nhân

Ý kiến đánh giá

SL %

1 Nhà trƣờng, gia đình và xã hội chƣa nhận thức tầm quan

trọng của việc phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh THPT

721 84.8

2 Gia đình hồn tồn phó thác cho nhà trƣờng, do mải cơng

tác, làm kinh tế 435 51.2

3 Các tổ chức xã hội ít quan tâm đến nhà trƣờng, coi giáo

dục học sinh là việc của nhà trƣờng 423 49.8

4 Chƣa có cơ chế phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã

hội rõ ràng 401 47.2

5 Do nhà trƣờng chƣa chủ động làm tốt công tác tham mƣu,

chƣa chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp 697 82.0

6 Mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục của nhà trƣờng

và các LLGD chƣa thống nhất, cùng chiều 394 46.4

7 Đời sống xã hội có nhiều chuyển biến 673 79.2

8 Do mọi ngƣời chƣa nhận thức đầy đủ trách nhiệm tham

gia phối hợp giáo dục học sinh 398 46.8

9 GVCN và cha mẹ học sinh chƣa chủ động liên hệ thƣờng xuyên 585 68.8

Kết quả bảng 2.8 cho thấy 84.8%, chiếm tỷ lệ cao nhất, ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế là do nhà trƣờng, gia đình và xã hội chƣa nhận thức tầm quan trọng của việc phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh THPT. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi hiếu động, nhạy cảm, tò mò, phạm vi hoạt động rộng, chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố tác động, nếu khơng đƣợc quan tâm thƣờng xun, các em có thể mắc sai phạm, hƣ hỏng. Qua đó nhà trƣờng, gia đình, xã hội phải thấy rõ tầm quan trọng của việc phối hợp, cần phải chặt chẽ, thƣờng xuyên trong công tác giáo dục cho thế hệ trẻ.

Nhƣng việc quan tâm của của nhiều cấp uỷ Đảng và tổ chức chính quyền địa phƣơng cịn hạn chế, nghị quyết thì có đề cập tới, nhƣng khi thực hiện còn rất nhiều trở ngại.

Nguyên nhân đƣợc xếp thứ 2 là do nhà trƣờng chƣa chủ động, chƣa làm tốt công tác tham mƣu và xây dựng kế hoạch phối hợp (Chiếm 82.%). Chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ của tồn xã hội, trong đó nhà trƣờng là cơ quan chuyên trách. Do đó nhà trƣờng cần thể hiện sự chủ động, linh hoạt tham mƣu với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phƣơng nơi trƣờng đóng trong việc xây dựng kế hoạch liên kết, nhà trƣờng cần đóng vai trị chủ đạo trong việc thực thi kế hoạch.

Nguyên nhân đƣợc xếp thứ 3 là do đời sống xã hội chuyển biến cũng là một nguyên nhân làm hạn chế sự phối hợp (Chiếm 79.2%).

Trong những năm qua nền kinh tế đất nƣớc phát triển mạnh có sự thay đổi cơ chế quản lý xã hội, quản lý kinh tế đƣợc thơng thống, Ninh Thuận cũng có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phối hợp, mặt khác lại tạo sự khó khăn cho phối hợp, tệ nạn xã hội phát triển, bạo lực học đƣờng tăng cao, mà sự phân hoá giàu nghèo là một trở lực lớn: Ngƣời nghèo phải lăn lộn kiếm sống, ngƣời giàu mải mê với sự làm giàu ít quan tâm đến con em mình. Các hiện tƣợng xã hội phổ biến nhƣ mất việc làm, khơng có việc làm, phá sản cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến sự phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh.

Nguyên nhân đƣợc xếp thứ 4 là do giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh chƣa tạo đƣợc mối liên hệ thƣờng xuyên, chƣa có nhiều hoạt động giáo dục để các mối liên hệ giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội có điều kiện phối hợp với nhau đƣợc tốt hơn (Chiếm 68.8 %).

Để có sự phối hợp các lực lƣợng giáo dục tốt hơn thì trƣớc hết giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh phải giữ liên lạc thƣờng xuyên. Hình thức liên lạc có thể qua sổ liên lạc nhà trƣờng và gia đình, thơng qua điện

thoại, thơng qua cho hội trƣởng Hội phụ huynh học sinh hoặc các cuộc họp phụ huynh học sinh thƣờng kỳ, các cuộc thăm gia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm… mối liên hệ này là điều kiện để cung cấp thông tin hai chiều đầy đủ, cụ thể về kết quả học tập của học sinh, tạo niềm tin để giáo viên chủ nhiệm và gia đình có những thơng tin chính xác trong việc giáo dục học sinh.

Mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục của nhà trƣờng - gia đình - xã hội chƣa đồng bộ, rõ ràng cũng là nguyên nhân quan trọng hạn chế hiện quả của sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục nhƣ hiện nay (Chiếm 46.4%). Để có đƣợc sự thống nhất đó, nhà trƣờng phải đóng vai trị chủ đạo, cụ thể là nhà trƣờng phải chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các hoạt động giáo dục của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Nhà trƣờng phải thống nhất về mục đích, nội dung, cách thức tiến hành, biện pháp giáo dục, thời gian thực hiện để các lực lƣợng giáo dục trong và ngồi nhà trƣờng có thể tham gia đƣợc.

Nguyên nhân quan niệm học sinh yếu kém về học lực và hạnh kiểm là do cách dạy, cách giáo dục của nhà trƣờng chƣa đạt yêu cầu, gia đình chỉ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, chi phí, nhà nƣớc tạo điều kiện về kinh phí xây dựng trƣờng lớp cơ sở vật chất phục vụ còn việc dạy dỗ học hành, có nên ngƣời hay khơng trách nhiệm thuộc về nhà trƣờng.

Ngồi những ngun nhân kể trên cịn một số nguyên nhân khác nhƣ: kinh tế gia đình nhiều em gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế xã hội một số vùng gặp nhiều khó khăn, về phẩm chất và năng lực cán bộ, chƣa nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi, hành chính pháp chế, chƣa có nội dung, phƣơng pháp phối hợp hiệu quả, cơ chế hoạt động không rõ ràng,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)