Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 67 - 69)

3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sự phối hợp giữa

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng

trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết của phối hợp

3.2.1.1. Mục tiêu giải pháp

Nhóm giải pháp này nhằm làm cho cán bộ quản lý nhà trƣờng, cán bộ quản lý xã hội, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội nhận thức đƣợc tầm quan trọng, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động quản lý phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh, từ đó ý thức đƣợc trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong cơng tác phối hợp cùng giáo dục học sinh.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Khi bắt đầu năm học mới, Ban Giám hiệu nhà trƣờng phải quán triệt sâu sắc và thống nhất định hƣớng từ đó quyết định, xác định rõ cơng tác phối hợp trọng tâm trong năm học, xác định giáo dục cho học sinh là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trƣờng, đồng thời xây dựng mạng lƣới giáo dục học sinh từ nhà trƣờng đến gia đình và xã hội.

Thông qua các cuộc họp đầu năm của tổ bộ mơn, của cơng đồn làm cho giáo viên và nhân viên trong trƣờng nhận thức sâu sắc, đầy đủ sự cần thiết phải quan tâm đến quản lý phối hợp giáo dục cho học sinh trong điều kiện của cơ chế thị trƣờng hiện nay và trách nhiệm của giáo viên là phải phối hợp với gia đình, với các tổ chức xã hội để giáo dục cho học sinh.

Tổ chức các cuộc hội thảo về phối hợp, thông qua các ý kiến tham luận của đa dạng các đối tƣợng thành phần tham dự, đặc biệt là các ý kiến trong hội đồng giáo dục. Tổ chức thuyết trình các chuyên đề lý luận quản lý giáo

dục trên cơ sở đó trang bị thêm những hiểu biết thực tế, kết quả, hiệu quả thiết thực của sự phối hợp cho cán bộ giáo viên, trang bị thêm về nội dung, hình thức, các biện pháp kết hợp với gia đình, xã hội để có những tác động cùng chiều đến học sinh trong quá trình giáo dục. Phân cơng rõ nhiệm vụ cụ thể đến từng nhóm giáo viên, trách nhiệm của từng thầy cơ, gia đình và từng bộ phận có liên quan.

Thơng qua tổ chức Đồn, giáo viên chủ nhiệm tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh tự giác rèn luyện kĩ năng, tu dƣỡng đạo đức, năng lực tự học nhằm thực hiện mục tiêu phát triển con ngƣời toàn diện.

Tổ chức đa dạng và phong phú về nội dung, hình thức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động ngoại khóa, các phong trào thi đua, nhắc nhở cán bộ giáo viên ý thức trách nhiệm giáo dục học sinh và phối hợp các lực lƣợng liên quan để cùng giáo dục cho học sinh.

Tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh theo định kỳ để tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về vị trí của gia đình đối với việc giáo dục cho học sinh về những chủ trƣơng, mục tiêu, kế hoạch giáo dục, nội dung, biện pháp giáo dục của nhà trƣờng. Tổ chức nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh về công tác giáo dục của nhà trƣờng, việc phối hợp với nhau trong quá trình giáo dục cho học sinh là nhiệm vụ rất cần thiết, nhƣng không chỉ dừng lại ở một lần đầu tiên trong năm học mà cần phải tiến hành phối hợp theo định kỳ, đơi lúc vì những cơng việc rất cần thiết nên nhà trƣờng tổ chức phối hợp đột xuất do đó PHHS phải tranh thủ phối hợp tốt với nhà trƣờng, khơng họp phụ huynh theo hình thức làm cho xong việc mà phải đƣợc quán triệt thƣờng xuyên trong nhiều hoạt động của nhà trƣờng để mọi tổ chức, mọi thành viên thấm nhuần sâu sắc, biến thành hành động thiết thực trong quá trình giáo dục học sinh.

Phát động trong giáo viên, học sinh viết bài nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt trong trƣờng học hoặc ở ngồi xã hội, những hình thức giáo dục tốt cần đƣợc nhân rộng, đồng thời phối hợp với đài truyền thanh thị trấn để tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong phạm vi địa phƣơng.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Nhà trƣờng phải chủ động tổ chức các hình thức gặp mặt với gia đình, các đồn thể xã hội để xây dựng cơ chế phối hợp sao cho hợp lý, có hiệu quả.

Nhà trƣờng với tƣ cách pháp nhân là cơ sở giáo dục có sự quản lý của nhà nƣớc phải phát huy vai trò chủ đạo, đi đầu trong mọi hoạt động dạy học và nhà giáo dục có nhiệm vụ tƣ vấn cho gia đình cách quản lý con em mình việc học và rèn luyện ở nhà, cách phối hợp với các lực lƣợng khác, tự phối hợp với đoàn thể xã hội trong lĩnh vực giáo dục cho thế hệ trẻ. Ngoài nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trong nhà trƣờng, cán bộ giáo viên cần tham gia các hoạt động xã hội - chính trị giáo dục ở địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 67 - 69)