Biện pháp xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 79 - 90)

3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sự phối hợp giữa

3.2.5. Biện pháp xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia

3.2.5.1. Mục tiêu giải pháp

Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao các biện pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội đã nêu trên thì nhà trƣờng cần xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp. Cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và các lực lƣợng giáo dục khác trong xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT là những cách thức tổ chức việc phối hợp, ai chỉ đạo, ai thực hiện để thơng qua đó thực hiện đƣợc sự tác động qua lại giữa các lực lƣợng tham gia giáo dục nhằm thực hiện thực hiện tốt, đầy đủ các công việc mà kế hoạch phối hợp đã đề ra để nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phối hợp.

3.2.5.2. Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Mối quan hệ phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.

Nhà trƣờng phải đóng vai trị chủ đạo, hạt nhân trong hoạt động phối hợp này. Giáo viên chủ nhiệm lớp là ngƣời trực tiếp chủ trì sự phối hợp này. Đối với các giáo viên khác cũng tham gia phối hợp nhƣng mức độ không thƣờng xuyên.

Sự phối hợp thƣờng đƣợc thực hiện bởi các biện pháp chủ yếu sau đây: - Xây dựng mối liên hệ thƣờng xuyên giữa nhà trƣờng và gia đình, phải chặt chẽ, một cách trực tiếp qua các hình thức sau:

+ Mời phụ huynh học sinh đến trƣờng: Là biện pháp cần thiết nhất và cụ thể trong quá trình phối hợp. Mời PHHS đến trƣờng thƣờng đƣợc Hiệu trƣởng hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp sử dụng trong trƣờng hợp học sinh vi phạm kỷ luật nghiêm trọng hoặc vi phạm kỷ luật ở mức độ có hệ thống mặc dù đƣợc nhà trƣờng và giáo viên nhắc nhỡ nhiều lần. Nhà trƣờng có thể mời cha mẹ học sinh tới trƣờng để thơng báo tình hình, thăm hỏi tình hình học tập, rèn luyện ở nhà, các hoạt động của em trong ngày, cùng cha mẹ học sinh tìm các biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả. Việc mời PHHS đến trƣờng là việc làm rất cần thiết khi học sinh vi phạm các lỗi trầm trọng, có giáo dục ở trƣờng nhƣng học sinh khơng tiến bộ, để kịp thời uốn nắn, giáo dục học sinh. Qua trao đổi, GVCN sẽ hiểu rõ hoàn cảnh học sinh hơn, qua đó có thể dự đốn đƣợc ngun nhân các tại sao khơng tiến bộ, từ đó có các biện pháp phối hợp với gia đình học sinh phù hợp. Những cuộc gặp gỡ với PHHS sẽ làm mối quan hệ giữa gia đình với nhà trƣờng ngày một gần gũi hơn, thân thiện hơn, đồng thời ngăn ngừa trƣớc những thiếu sót rèn luyện đạo đức và trong học tập của học sinh. Mời PHHS đến trƣờng sẽ giúp PHHS hiểu rõ hơn công việc, các biện pháp giáo dục của nhà trƣờng và rèn luyện của con cái họ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều việc mời PHHS đến trƣờng vì

đóng góp xây dựng nhà trƣờng, đồng thời phải có thái độ thân thiện, hịa nhã đúng mực trong cuộc gặp gỡ đó. Thực tế vẫn cịn một số GVCN của trƣờng tuổi nghề cịn ít, cịn trẻ về tuổi đời, trong giao tiếp với PHHS đơi lúc cịn lúng túng, cịn ngại gặp phụ huynh khi phối hợp. Vì vậy lãnh đạo nhà trƣờng cần phải hỗ trợ cùng GVCN trong việc trao đổi với PHHS nhất là đối với những GVCN mới làm công tác chủ nhiệm, những PHHS chƣa hiểu rõ sự cần thiết phải phối hợp cùng với nhà trƣờng hoặc những PHHS có con chậm tiến. Đây là biện pháp giáo dục thƣờng đem lại hiệu quả phối hợp khá cao, những đòi hỏi GVCN phải bám sát học sinh từ những lúc mới nhận lớp, nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng, tình cảm của học sinh, biết đƣợc những diễn biến tức thời của học sinh, sắp xếp đƣợc thời gian để tiếp PHHS.

+ Thăm hỏi gia đình học sinh: GVCN lớp có thể tìm hiểu hồn cảnh gia đình, tình hình học tập, lao động, tu dƣỡng của học sinh qua đó hiểu đƣợc sự giáo dục của gia đình, từ đó cùng phối hợp với gia đình kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục. Khi trò chuyện với PHHS, giáo viên có thể hiểu đƣợc tâm tƣ, tình cảm, tính cách, nguyện vọng, ƣớc mơ, hứng thú của học sinh đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng có những lời khun với gia đình với những hình thức, cách thức, phƣơng pháp học tập và rèn luyện đạo đức cho các em khi ở nhà. Nếu GVCN lớp sắp xếp thời gian đến thăm hỏi gia đình học sinh, nhất là những học sinh chậm tiến bộ thì ấn tƣợng về cơ giáo, thầy quan tâm, tận tuỵ vì học sinh sẽ có tác dụng giáo dục hơn những điều cơ giáo, thầy nói rất nhiều. Tuy nhiên, biện pháp này chƣa đƣợc GVCN lớp sử dụng một cách linh động và thƣờng xuyên. Vì vậy, nhà trƣờng cần đề ra yêu cầu GVCN phải tích cực đến thăm hỏi gia đình học sinh theo kế hoạch, để thu thập, trao đổi trong phối hợp, xử lý thông tin cùng các kênh thông tin khác một cách cẩn thận về học sinh, lấy đó làm tƣ liệu cho q trình giáo dục. Có nhƣ vậy các biện pháp giáo dục mới sát thực tế, không gây định kiến, hời hợt. Từ đó củng cố thêm niềm tin giữa giáo viên chủ nhiệm, gia đình và học sinh.

+ Hội nghị PHHS của lớp: Hội nghị PHHS của lớp là biện pháp đƣợc sử dụng một cách phổ biến, liên hệ rộng rãi nhất giữa GVCN lớp với PHHS. Đó là những cuộc họp rất quan trọng với GVCN cũng nhƣ PHHS vì PHHS muốn biết tình hình học tập và rèn luyện của con em mình, cịn GVCN muốn gặp PHHS để trao đổi một số vấn đề về tình hình của lớp, của trƣờng và cần xin ý kiến đóng góp, phối hợp với phụ huynh; hội nghị tổ chức đột xuất tuỳ theo tình hình thực tế của từng lớp, của nhà trƣờng, của địa phƣơng, hoặc theo lịch định kỳ. Hội nghị PHHS đƣợc tổ chức nhiều kỳ trong một năm học, tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc họp, tùy theo thời điểm, tính chất mà nội dung họp hƣớng vào các vấn đề khác nhau. Nếu GVCN có phƣơng pháp tiếp cận PHHS tốt, chuẩn bị nội dung buổi họp tốt, thƣờng xuyên bám lớp từ đầu năm học thì qua các cuộc họp GVCN có thể tìm ra những biện pháp phối hợp giáo dục hiệu quả, động viên đƣợc PHHS nhiệt tình, đại diện PHHS có thể đề xuất với các PHHS trong lớp xây dựng các loại quỹ khuyến học phục vụ khuyến học trong lớp, tích cực tham gia cùng nhà trƣờng và GVCN giáo dục học sinh, giúp các bậc PHHS nắm vững thêm về kiến thức giáo dục, vận dụng thêm hiệu quả. Để các cuộc họp toàn thể PHHS của lớp có hiệu quả cao, GVCN cần phải có nhiều thơng tin chính xác về vấn đề cần triển khai, thơng tin về tình hình học tập và rèn luyện của lớp và kế hoạch của trƣờng, biết cách làm chủ, điều khiển cuộc họp. Xác định mục tiêu của cuộc họp một cách cụ thể, xây dựng nội dung theo thứ tự buổi họp, nội dung phải thiết thực, chuẩn bị nội dung họp cẩn thận, cần có những con số chính xác, cụ thể về tình hình của lớp, chu đáo, phong phú, tránh tình trạng biến cuộc họp đơn thuần chỉ là phổ biến một chiều từ GVCN đến PHHS về thông báo điểm, thu tiền học. Đặc biệt là các cuộc họp bất thƣờng thì việc chuẩn bị nội dung, cách chuyển tải nội dung, phƣơng pháp tổ chức, cách thức thuyết phục, càng cần đƣợc GVCN chuẩn bị kỹ lƣỡng, lãnh đạo nhà trƣờng nên họp trƣớc với giáo viên chủ nhiệm để triển khai kế hoạch công việc của nhà trƣờng, hỗ trợ thêm GVCN những vấn đề nhƣ: cách thức tổ chức, kiểm tra nội dung, cùng với GVCN

tháo gỡ những vấn đề khó khăn, đối với GVCN trẻ cần hỗ trợ thêm cách truyền đạt, nội dung cần triển khai. Khi tiến hành các cuộc họp, GVCN cần khéo léo, tế nhị, bình tĩnh, cẩn thận, kích thích đƣợc tính tích cực của các PHHS trong phối hợp với nhà trƣờng, không đƣợc xúc phạm đến đến danh dự của PHHS, nhân cách học sinh. Sau mỗi lần tổ chức cuộc họp GVCN, nhà trƣờng, cần rút kinh nghiệm về nội dung, tự đánh giá hình thức tổ chức của lần họp đó để rút kinh nghiệm cho cuộc họp kỳ sau đạt kết quả tốt hơn, các cuộc họp bất thƣờng sẽ mang lại kết quả nhƣ mong muốn.

- Giải pháp phối gia đình và hợp giữa nhà trƣờng một cách gián tiếp: + Thông tin nhanh

Thông tin nhanh là biện pháp trao đổi thơng tin hai chiều giữa gia đình và nhà trƣờng trong trƣờng hợp cần thông báo ngay thông tin cho gia đình học sinh nhƣ: Học sinh vắng mặt khơng có lý do; học sinh đánh nhau; học sinh quay cóp trong kiểm tra, thi cử; học sinh sử dụng các chất gây nghiện… Có thể gửi Thơng tin nhanh qua chính học sinh vi phạm, nếu khơng có thể gửi học sinh (ngoan và có trách nhiệm) ở gần gia đình học sinh vi phạm. Để tránh tình trạng học sinh tự ký tên phụ huynh cho nhau hoặc mƣợn ngƣời khác ký tên phụ huynh, thì ngay từ đầu năm GVCN phải lấy mẫu chữ ký của PHHS.

+ Thông qua Sổ liên lạc

Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trƣờng là một trong những biện pháp trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trƣờng theo đột xuất hoặc định kỳ. Trong suốt quá trình giáo dục, Hiệu trƣởng lên kế hoạch, chỉ đạo cho GVCN cần có kế hoạch định kỳ thơng báo cho gia đình học sinh kết quả học tập, tu dƣỡng đạo đức, những diễn biến bất thƣờng, các mặt khác của con em họ qua sổ liên lạc. Điều quan trọng là cùng với việc thông báo kết quả học tập của con em họ cần phải có những đánh giá toàn diện, đầy đủ, nhận xét khách quan, phản ánh đúng kịp thời những tiến bộ, những điều cần có sự phối hợp giữa gia đình với GVCN. Những đánh giá của GVCN cần chính xác, khách

quan, tránh hời hợt, chung chung. PHHS sau khi xem xét sổ liên lạc cần ghi rõ ràng ý kiến của mình về những kết quả phấn đấu của con cái cũng nhƣ về nhận xét, đánh giá của GVCN, PHHS có thể bổ sung thêm những lỗi mà con em họ thƣờng hay mắc phải để GVCN chú ý, cùng phối hợp với giáo viên bộ môn điều chỉnh em dần trong q trình giáo dục. Chính sự thơng báo hai chiều này giúp cho GVCN, gia đình thƣờng xuyên, kịp thời thu đƣợc những thơng tin cần thiết về học sinh, từ đó làm căn cứ để điều chỉnh phƣơng pháp phối hợp, điều chỉnh những tác động sƣ phạm linh động hơn sẽ mang lại hiệu quả phối hợp hơn. Muốn thực hiện hiệu quả qua phối hợp bằng phiếu liên lạc bắt buộc GVCN phải có kế hoạch tổng kết các hoạt động, nắm bắt đƣợc đầy đủ mọi thông tin học tập, rèn luyện của tất cả học sinh của lớp chủ nhiệm theo tháng, sát sao đến từng học sinh để có đƣợc những nhận xét xác đáng.

Việc sử dụng sổ liên lạc để phối hợp có những hạn chế: cần có thời gian vận chuyển chậm, nếu học sinh khơng trung thực, khơng tự giác, thì việc trao đổi thơng tin có thể bị sai lệch do học sinh nhờ ngƣời ký thay cha mẹ, cố tình khơng đƣa sổ cho cha mẹ, thay đổi nội dung bằng cách thêm bớt hoặc tẩy xố… Do đó để đạt hiệu quả hơn cùng với biện pháp này cần kết hợp với các biện pháp khác nhƣ: qua thông tin nhanh, qua điện thoại …

+ Phối hợp qua nhắn tin điện thoại, gọi điện thoại trực tiếp cho PHHS: Gửi nhắn tin, gọi điện thoại cho PHHS là một biện pháp phối hợp thuận tiện, nhanh giữa nhà trƣờng và gia đình trong thời đại hiện nay. Hình thức này đƣợc sử dụng để thơng báo nhanh chống tình hình tu dƣỡng, học tập của học sinh giữa GVCN và PHHS, đặc biệt là khi có những diễn biến đột xuất mà giáo viên chủ nhiệm hoặc PHHS cần phối hợp gấp. Hình thức này rất hiệu quả với việc quản lý những học sinh chƣa ngoan, bởi nó là phƣơng tiện để GVCN, nhà trƣờng phối hợp để hành động kịp thời, đồng thời cũng là phƣơng tiện thuận lợi để GVCN, nhà trƣờng và gia đình trao đổi trực tiếp không phải tới trƣờng. Biện pháp này khơng có hiệu quả nếu

PHHS khơng muốn hợp tác, không nghe máy khi thấy số giáo viên chủ nhiệm hiện lên, học sinh có các mánh khoé gian dối nhƣ chặn số của GVCN, thay số điện thoại phụ huynh....

+ Phối hợp với gia đình học sinh thơng qua Ban đại diện PHHS:

Ban đại diện PHHS có vai trị rất quan trọng trong việc liên kết giáo dục giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

Nhiệm vụ của Ban đại diện PHHS lớp:

Khoản 1, Điều 4 của ĐIỀU LỆ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH: - “Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ

chức các hoạt động giáo dục học sinh”.

- “Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học”

- “Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hồn cảnh khó khăn khác”.

Nhiệm vụ của Ban đại diện PHHS của trƣờng

Khoản 1, Điều 4 của ĐIỀU LỆ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH: - “Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và

các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của ban đại diện cha mẹ học sinh trường”;

- “Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẩn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh”

- “Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương”

- “Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo,

học sinh khuyết tật và học sinh có hồn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học”

- “Hướng dẩn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp” [4].

Muốn phát huy tốt tác dụng của Ban đại diện PHHS, GVCN phải làm tốt công tác vận động quần chúng, phải tìm đƣợc những PHHS có uy tín, có trách nhiệm cao, thích tham gia các hoạt động của xã hội cũng nhƣ của nhà trƣờng, nhiệt tình, có thời gian tham gia vào Ban đại diện. Mặt khác, những ngƣời nằm trong Ban đại diện phải là những nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trƣờng, có trách nhiệm cao, ngƣời có bản thân và gia đình họ là tấm gƣơng sáng cho các gia đình khác noi theo, có con ngoan, học giỏi, gia đình hạnh phúc.

3.2.5.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức, cơ quan chính trị, văn hố xã hội có chức năng giáo dục

Mục đích xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong đời sống xã hội có tác dụng nhƣ là những mối quan hệ giáo dục, đó tạo nên một môi trƣờng giáo dục rộng khắp, mối quan hệ đúng đắn trong toàn cộng đồng dân cƣ từ, liên tục theo không gian và thời gian, vừa tạo ra đƣợc những điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho nhà trƣờng, vừa tác động trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách thế hệ trẻ, cho gia đình trong quá trình giáo dục học sinh. Để tạo đƣợc sự thống nhất này nhà trƣờng cần coi trọng công tác vận động, tuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 79 - 90)