Biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo phối hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 72 - 77)

3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sự phối hợp giữa

3.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo phối hợp

trường với gia đình và xã hội

3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp

Giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trƣờng trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội. Lựa chọn bố trí những thành viên có năng lực phối hợp giữa nhà

trƣờng với gia đình và xã hội để làm cơng tác chủ nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng nhà trƣờng, kịp thời điều chỉnh củng cố lực lƣợng phối hợp trong từng giai đoạn.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Sự phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình:

Nội dung và hình thức hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình rất đa dạng, vì vậy để đảm bảo cho cơng tác quản lý sự phối hợp, tổ chức thực hiện nhiều hoạt động mang lại hiệu quả cao, ngƣời hiệu trƣởng cần phải tăng cƣờng chỉ đạo các bộ phận trong nhà trƣờng, đặc biệt là tổ chủ nhiệm, tổ chức tốt các hoạt động phối hợp.

Ngay từ đầu năm hiệu trƣởng trên cơ sở kế hoạch đã đề ra thì tiến hành phân công nhiệm vụ phối hợp cụ thể cho giáo viên thực hiện. Triển khai kế hoạch và thƣờng xuyên theo dõi có sơ kết tổng kết để rút ra những kết quả đạt đƣợc. Vì vậy, trên cơ sở kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình đã đƣợc thơng qua từ đầu năm học, Hiệu trƣởng phân công trách nhiệm cho tổ và từng giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình phù hợp với đặc thù của từng năm học, từng khối lớp. Trong kế hoạch năm học của tổ chủ nhiệm, phải có nội dung thực hiện công tác phối hợp với cha mẹ học sinh.

- Hàng ngày các bộ phận của nhà trƣờng (giám thị, đoàn thanh niên cùng với giáo viên chủ nhiệm theo dõi tình hình học tập của học sinh trong từng lớp). kịp thời thông báo cho cha mẹ học sinh trƣờng hợp cần thiết qua thƣ từ, email, điện thoại trực tiếp để phụ huynh kịp thời phối hợp với nhà trƣờng giáo dục học sinh.

- Hàng tuần có tổng kết lớp, tổng kết tuần qua tiết sinh hoạt dƣới cờ. Hàng tháng, hiệu trƣởng có cuộc hợp với tổ chủ nhiệm để nắm tình hình giáo dục học sinh và nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm thông báo qua sổ liên lạc cho cha mẹ học sinh biết về tình hình học tập và rèn luyện của con em họ.

Mỗi học kỳ có cuộc họp toàn thể phụ huynh, nhằm sơ kết hoạt động phối hợp, rút kinh nghiệm các mặt chƣa tốt và phát huy những mặt tích cực, động viên khen thƣởng những giáo viên chủ nhiệm có hoạt động phối hợp tốt với gia đình, cùng với kết quả giáo dục học sinh tốt. Để thực hiện tốt các nội dung cần phải có sự thống nhất cao từ Ban giám hiệu đến mọi thành viên trong nhà trƣờng.

Ngoài ra các bộ phận khác trong nhà trƣờng cũng góp phần khơng nhỏ vào việc tổ chức và nâng cao chất lƣợng hoạt động nhƣ: Đoàn thanh niên qua các phong trào đã phản ánh kịp thời những hoạt động của từng học sinh cho giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu làm cơ sở cho việc phối hợp giữa trƣờng - gia đình đƣợc tốt hơn; bộ phận thƣ viện chuẩn bị các tài liệu, sách vở có liên quan đến nội dung sẽ triển khai cho cha mẹ học sinh; bộ phận thiết bị chuẩn bị phƣơng tiện kỹ thuật cho việc phối hợp… Để thực hiện đƣợc những vấn đề này đầu năm học hiệu trƣởng cần giao trách nhiệm cho từng bộ phận trong nhà trƣờng, cán bộ phụ trách phải có kế hoạch tham gia các hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh trong kế hoạch cơng tác của mình. Sức mạnh tổng hợp của các bộ phận trong nhà trƣờng sẽ làm cho nội dung và hình thức phối hợp đƣợc phong phú, hiệu quả hơn.

* Sự phối hợp giữa nhà trƣờng và xã hội đƣợc thực hiện bởi một số giải pháp chủ yếu sau đây:

- Phải xây dựng cơ chế phối hợp, mục đích của việc xây dựng cơ chế phối hợp nhằm xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (trong sinh hoạt gia đình, trong sản xuất, trong đời sống văn hoá cộng đồng, trong bảo vệ trật tự an ninh xã hội) nhờ có cơ chế phối hợp mà các sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục sẽ diễn ra một cách nhịp nhàng, mỗi lực lƣợng sẽ nắm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong các hoạt động phối hợp. Nhờ đó mà tạo nên một môi trƣờng giáo dục rộng khắp trong toàn cộng đồng dân cƣ, một nền giáo dục đúng đắn, mặt khác tạo ra

một quá trình giáo dục rộng khắp trong khơng gian và theo thời gian, vừa tạo ra những điều kiện hỗ trợ về vật chất và tinh thần phục vụ lại cho giáo dục ở nhà trƣờng, vừa có tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục học của gia đình và nhà trƣờng.

- Xã hội và nhà trƣờng cùng nhau phối hợp xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh ở cộng đồng dân cƣ: Cộng đồng nơi học sinh đang sống, lao động, học tập, vui chơi là môi trƣờng gần gũi quen thuộc đối với các em, cũng là nơi điều chỉnh quan hệ giữa gia đình với các gia đình với nhau, giữa các thành viên trong mỗi gia đình.

Để xây dựng mơi trƣờng giáo dục lành mạnh thì phải ƣu tiên xây dựng dựng các mơ hình tốt đẹp nhƣ gia đình văn hố thơng qua các phong trào gia đình văn hố mới. Việc này vơ cùng cần thiết bởi lẽ khơng khí gia đình êm ấm hồ thuận, mẫu mực trong cuộc sống, ngƣời lớn lao động cần cù nghiêm túc, ln quan tâm đến con em, con cháu thì say mê học tập, sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến nghị lực học tập, ý thức động cơ, thái độ và rèn luyện của con em, chính điều đó là minh chứng để các em noi gƣơng, làm động lực thôi thúc các em vƣơn lên học giỏi hơn, rèn luyện ý thức tốt hơn để xứng đáng với gia đình và góp phần phát huy tốt hơn truyền thống gia đình.

- Nhà trƣờng phối hợp với xã hội xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh còn đƣợc thực hiện thông qua phối hợp các cơ quan văn hóa, các tổ chức xã hội, y tế,cơng an, đồn thanh niên xã,...bằng nhiều hình thức nhƣ bảo trợ tham gia tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. Nhà trƣờng phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh nhƣ tuyên truyền cổ động cho các cơng tác: phịng chống HIV/AIDS, rƣợu chè, cờ bạc, các tệ nạn xã hội nhƣ ma tuý, mại dâm và vệ sinh môi trƣờng,...

Tham gia các phong trào xây dựng văn hoá xã hội, bảo vệ an ninh trật tự khu phố, an toàn giao thơng, giữ gìn đƣờng phố và khu phố xanh sạch đẹp, tham gia các lễ hội truyền thống của địa phƣơng, các hoạt động lao động cơng

ích của đồn thanh niên, của địa phƣơng, tìm hiểu về truyền thống đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, tìm hiểu truyền thống văn hố đạo đức, các hội thi văn nghệ, thể thao, tham quan các danh lam thắng cảnh, thăm và trải nghiệm với các làng nghề truyền thống ở địa phƣơng, thăm các di tích lịch sử văn hố, các cơ sở sản xuất...Đặc biệt cho học sinh tham gia các hoạt động của sinh hoạt hè ở địa phƣơng qua đó giúp các em có thêm nhiều mối quan hệ, tăng thêm kỹ năng sống và sinh hoạt cùng cộng đồng. Điều quan trọng những thành viên đại diện cho các lực lƣợng xã phải là tấm gƣơng sáng, mẫu mực cho các em noi theo. Đó là những tấm gƣơng có nếp sống văn minh trong quan hệ ứng xử và nhân ái vị tha, tận tụy, cần cù trong công tác và lao động, những tấm gƣơng sống động, trong sáng đẹp đẽ đó có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, tích cực giúp các em hồn thiện nhân cách tốt đẹp cho các em.

Nhà trƣờng cần tham mƣu, phối hợp với chính quyền địa phƣơng xoá bỏ, giải quyết và kiểm sốt các tụ điểm vui chơi khơng lành mạnh (cà fe trá hình, tụ điểm Games online,…) ở khu vực trƣờng đóng và ở nơi các em đang sinh sống. Bên cạnh đó tạo điều kiện để phát triển, tổ chức nhiều sân chơi, hoạt động giải trí lành mạnh, phù hợp với các em ở trong nhà trƣờng, cả ở khu dân cƣ. Có nhƣ vậy nhân cách các em mới hình thành và phát triển tồn diện nhất.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Để cho hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình đƣợc chặt chẽ, thiết thực, thu hút phụ huynh học sinh tham gia, hiệu trƣởng cần chỉ đạo tổ chủ nhiệm tăng cƣờng tổ chức các hình thức, nội dung phù hợp với cha mẹ học sinh nhƣ sau:

- Tổ chức định kỳ, thiết thực các cuộc họp cha mẹ học sinh ở lớp, trƣờng để nhà trƣờng và gia đình trao đổi thơng tin cần thiết cho sự phối hợp giúp nâng cao hiệu quả nhất trong giáo dục học sinh.

- Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh ở trƣờng, lớp ngay từ đầu năm học, thƣờng xun phối hợp để tìm cách giải quyết những khó khăn.

- Giáo viên chủ nhiệm thƣờng xuyên gởi thƣ, đi thăm gia đình học sinh hoặc điện thoại, đƣa các yêu cầu cho cha mẹ học sinh để giáo dục con em.

- Thực hiện nghiêm túc việc gởi sổ liên lạc cho gia đình học sinh đúng thời gian quy định và xem xét, giải quyết các ý kiến nếu thấy phù hợp của phụ huynh học sinh gởi đến.

- Tổ chức, hƣớng dẫn, giúp đỡ cho cha mẹ học sinh nắm đƣợc những kinh nghiệm giáo dục; đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT; mục đích, nội dung và nhiệm vụ giáo dục con em trong gia đình; cách thức tổ chức quá trình giáo dục con em ở nhà; các biện pháp kích thích học tập…

- Cơng bố chƣơng trình kế hoạch, yêu cầu nội dung, nhiệm vụ của giáo dục nhà trƣờng để cha mẹ học sinh đƣợc biết.

Để thực hiện đƣợc giải pháp này đòi hỏi ngƣời hiệu trƣởng cần phải chỉ đạo chặt chẽ nhất là tổ chủ nhiệm và các bộ phận khác trong nhà trƣờng, đồng thời phối hợp với hội phụ huynh học sinh để có kế hoạch cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 72 - 77)