Vài nét về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 38 - 41)

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội TP. Phan Rang Tháp Chàm, inh Thuận Rang Tháp Chàm, inh Thuận

Thị xã Phan Rang đƣợc thành lập theo đạo dụ của vua Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917. Trƣớc năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận. Thị xã Phan Rang đƣợc tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng ngày 1 tháng 9 năm 1981. Lúc đó thị xã Phan Rang - Tháp Chàm gồm 9 phƣờng và 3 xã. ngày 26 tháng 2 năm 2015, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg công nhận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận. Tp. Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp. Nha Trang 105 km và cách Tp. Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lƣu phát triển kinh tế-xã hội.

Dân số năm 2017 có 175.320 ngƣời. Mật độ dân số trung bình 2214 ngƣời/km2, phân bố không đều. Cộng đồng dân cƣ gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh, dân tộc Chăm, dân tộc Raglai, ngƣời Hoa. Dân số trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 59.32%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 58%.

Trong năm 2017, Nông nghiệp- thuỷ sản thu 1.165 tỉ đồng; công nghiệp – xây dựng thu 5.747 tỉ đồng; Thƣơng mại – dịch vụ thu đạt 5.153 tỉ đồng, tổng thu của thành phố 1.928 tỉ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 72.870 USD.

2.1.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo Tp. Phan Rang Tháp Chàm, inh Thuận

Tình hình tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội ở những năm qua đã tác động mạnh mẽ và ảnh hƣởng sâu sắc đến Giáo dục- Đào tạo của thành phố, cuộc sống của ngƣời dân đƣợc nâng dần từng bƣớc, bộ mặt của xã hội đƣợc thay đổi, dân trí cũng đƣợc phát triển. Đến nay thành phố có đã có 30 trƣờng mầm non, 31 trƣờng tiểu học, 10 trƣờng trung học cơ sở, 6 trƣờng THPT đƣợc xây dựng kiên cố. Tiếp tục duy trì phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, tính đến nay đã thêm 04 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Thầy dạy tốt, trò học tốt”, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giảng dạy, tỷ lệ học sinh giỏi và số học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trƣớc. Điều đáng quan tâm hơn là một bộ phận học sinh có những biểu hiện không lành mạnh trong lối sống, yếu kém về nhận thức, hành vi không theo chuẩn mực xã hội. Hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ vẫn còn là một mối lo toan, trăn trở của các cấp chính quyền, các nhà giáo dục ở tỉnh Ninh Thuận nói chung và thành phố nói riêng.

Thơng qua các văn bản tổng kết hoạt động giáo dục của ngành giáo dục Tp Phan Rang Tháp Chàm năm học 2017 - 2018, tơi có đƣợc các số liệu và nhận định dƣới đây

* Quy mô trường, lớp

- Tổng số trƣờng THPT là 6 trƣờng: Tổng số có 5 trƣờng cơng lập, 01 tƣ thục trong đó: có 04 trƣờng loại 1, 02 trƣờng loại 2

- Tổng số lớp học: 178 lớp, trong đó

+ Tổng số có học sinh THPT là 6,625 hs +Tổng số giáo viên THPT là: 422 giáo viên

* Phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học:

- Nhìn chung, các trƣờng THPT trong thành phố cũng có đủ nội thất (bảng chống loá, bàn, ghế,...), hệ thống điện, nƣớc sạch, ...

- Các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học theo quy định của Bộ GD & ĐT có đủ tên theo danh mục. Có một số trƣờng đã có một số phịng học bộ mơn nhƣng cán bộ chuyên trách về thiết bị thí nghiệm chƣa có nên việc sử dụng thiết bị dạy học thỉnh thoảng và đạt hiệu quả.

- Trong một số năm gần đây, việc thu thập, xử lý và chuyển tải các thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà trƣờng đã đƣợc chú trọng. Tất cả các trƣờng THPT đều cập nhật đƣợc các thông tin về đƣờng lối phát triển giáo dục, các vấn đề đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa và đổi mới phƣơng pháp dạy học. Tuy nhiên, việc khai thác chƣa hiệu quả vì các trƣờng hiện nay chƣa có những quy định và cơ chế hoạt động thích hợp.

* Về mơi trường giáo dục

- Môi trƣờng sƣ phạm trong các nhà trƣờng nhìn chung là tốt. Nhiều CBQL, giáo viên hết lịng vì học sinh thân u và họ tích cực hỗ trợ sƣ phạm cho nhau.

- Vấn đề xã hội hoá giáo dục đƣợc các cấp, các ngành chú trọng, nhƣng nhìn chung hiệu quả chƣa cao. Việc huy động thêm kinh phí ngồi ngân sách của các trƣờng THPT chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn đóng góp của phụ huynh học sinh, chƣa có nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân tham gia đóng góp nhân lực, tài lực và vật lực cho giáo dục.

Phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội nhìn đƣợc quan tâm nhiều hơn, nhìn chung có nhiều chuyển biến tốt. Nhiều phụ huynh học sinh rất quan tâm, đầu tƣ nhiều hơn đến việc học tập của con em mình. Tuy nhiên vẫn còn chƣa đồng đều, dẫn đến còn nhiều hạn chế và kết quả giáo dục chƣa đạt nhƣ mong muốn.

Tóm lại: Thời gian vừa qua trong hồn cảnh xã hội có nhiều biến

động phức tạp, song giáo dục đào thành phố Phan Rang Tháp Chàm vẫn đạt đƣợc nhiều thành tựu, đƣợc Sở Giáo dục - Đào tạo đánh giá cao, đƣợc ủy ban tỉnh khen là địa phƣơng luôn dẫn đầu về chất lƣợng giáo dục của

tỉnh. Việc chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ có chất lƣợng cao đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Việc xây dựng trƣờng sở, đầu tƣ trang thiết bị giáo dục đƣợc đẩy mạnh, công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý, thơng tin, thi đua,.... có nhiều đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)