Chăm sóc-giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn quận hải an thành phố hải phòng theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Trang 26 - 29)

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.4. Chăm sóc-giáo dục trẻ

1.2.4.1. Hoạt động chăm sóc

Theo Điều lệ 24, Điều lệ trƣờng mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo) thì hoạt động ni dƣỡng, chăm sóc trẻ em bao gồm

chăm sóc dinh dƣỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm. Thƣờng xuyên tổ chức cân, đo sức khỏe cho trẻ theo tháng, theo quý để phát hiện ra trẻ suy dinh dƣỡng, béo phì và có chế độ điều chỉnh kịp thời. Để đảm bảo hoạt động chăm sóc các nhà trƣờng cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh: sốt xuất huyết, tay - chân - miệng, thủy đậu, tiêu chảy cấp… qua bản tin, loa phát thanh buổi sáng và các cuộc họp phụ huynh…

Để thực hiện tốt hoạt động chăm sóc trẻ các nhà trƣờng cần thực hiện biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc ni dƣỡng trẻ nhƣ: Thực hiện cho trẻ ăn đúng theo thực đơn mà các nhà trƣờng đã xây dựng, thực hiện cho trẻ ăn ngủ đúng giờ quy định, rèn cho trẻ các thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống, hƣớng dẫn trẻ có thể tự vệ sinh hàng ngày. Bên cạnh đó các giáo viên, nhân viên trong trƣờng phải đảm bảo đƣợc vệ sinh trong và ngoài lớp, bếp ăn gọn gàng, sạch sẽ, đồ dùng ăn của trẻ phải đƣợc tráng bằng nƣớc sôi, hàng ngày giặt khăn bằng xà phòng và phơi nắng, một tuần tẩy khăn bằng nƣớc sôi một lần vào tuần.

* Hoạt động chăm sóc trẻ trong trƣờng mầm non bao gồm

+ Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt của trẻ đƣợc xây dựng trên cơ sở

đặc điểm tâm lý của trẻ ở từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của trƣờng. Phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt và thỏa mãn một cách hợp lý các nhu cầu ăn, ngủ, vui chơi, học tập của trẻ; giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất và tinh thần, hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen tốt trong mọi hoạt động.

+ Nuôi dƣỡng: Ni dƣỡng có ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của

trẻ. Cơng tác ni dƣỡng trong trƣờng mầm non góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Kế hoạch nuôi dƣỡng trẻ là một phần không thể thiếu đƣợc trong kế hoạch năm học của trƣờng với mục tiêu cụ thể và biện pháp rõ ràng.

Trong trƣờng mầm non, quy trình tổ chức ni dƣỡng ln đƣợc quản lý chặt chẽ, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, cải tiến chế biến các món ăn cho phù hợp với khẩu vị của trẻ, tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ, tạo thói quen văn hóa, vệ sinh trong ăn uống. Trƣờng cũng thƣờng xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để điều chỉnh chế độ ăn uống; kết hợp với cán bộ y tế trong

trƣờng để có kế hoạch kiểm tra cơng tác ni dƣỡng ở tất cả mọi khâu, tuyệt đối không để hiện tƣợng ngộ độc xảy ra trong trƣờng mầm non.

+ Chăm sóc sức khỏe và bảo vệ an tồn cho trẻ: Trẻ khỏe mạnh, an toàn là nhiệm vụ hàng đầu của trƣờng mầm non. Vì vậy hoạt động chăm sóc bao gồm thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ và tiêm chủng cho 100% số trẻ trong trƣờng; cân đo và theo dõi sức khỏe cho trẻ bằng biểu đồ tăng trƣởng hàng tháng, hàng quý; thực hiện chế độ vệ sinh chăm sóc trẻ, cơng tác phịng bệnh theo mùa; tuyên truyền hƣớng dẫn kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ cho các bậc phụ huynh để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh thông thƣờng ở trƣờng mầm non.

1.2.4.2. Hoạt động giáo dục

Tại Điều 24, Điều lệ trƣờng mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo) thì hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt

động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ. Hoạt động học ở trƣờng mầm non trong chƣơng trình GDMN hiện nay bao gồm các hoạt động ở 5 lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển thẩm mỹ, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển TCQHXH. Các lĩnh vực phát triển này đƣợc thiết kế theo hƣớng đồng tâm phát triển thể hiện ở chƣơng trình khung dành cho các độ tuổi. Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thơng giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bƣớc hòa nhập vào cuộc sống.

Đặc biệt, các hoạt động giáo dục trong chƣơng trình GDMN khơng bó khn mà có độ mở, tạo cơ hội cho giáo viên lựa chọn các hoạt động giáo dục phù hợp với các điều kiện thực tế và yếu tố vùng miền, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm những vấn đề gần gũi, thiết thực trong môi trƣờng xung quanh của trẻ. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hịa giữa ni dƣỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. Hoạt động giáo dục đã tạo điều kiện cho trẻ

đƣợc trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trƣờng xung quanh dƣới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phƣơng châm "chơi mà học, học bằng chơi". Chú trọng đổi mới tổ chức môi trƣờng giáo dục nhằm

kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phƣơng pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế, từ đó đạt đƣợc mục đích cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn quận hải an thành phố hải phòng theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)