1.4.1. Đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi
Trẻ em lứa tuổi mãu giáo là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuẩn bị các mặt cho trẻ bƣớc vào trƣờng phổ thơng.
Nếu nói rằng giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn kiến tạo những cấu trúc về mặt cơ thể và tâm lý thì giai đoạn từ 3 - 5 tuổi là giai đoạn tiếp nhận những kỹ năng và kiến thức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực. Khi trẻ đƣợc 5 tuổi thì bé đã có khả năng tiếp thu một lƣợng kiến thức khơng nhỏ. Theo các nhà giáo dục Nga thì nền tảng của giáo dục chủ yếu đƣợc xây dựng từ trƣớc 5 tuổi, nó chiếm đến 90% chất lƣợng của cả quá trình giáo dục.
Về đặc điểm tâm lý, chúng ta có thể thấy rõ điều này khi chứng kiến những hoạt động chơi đùa không mệt mỏi của các em, khơng chỉ là sự vui thích mà trẻ cịn có khả năng tập trung để hiểu và chấp nhận luật lệ của các trò chơi, còn trong lớp thì đã biết ngồi yên để lắng nghe các câu chuyện kể. Đa số trẻ trong giai đoạn này phát triển tốt kỹ năng sử dụng bàn tay, biết cầm bút chì và cắt bằng kéo, nhận ra phần lớn các mẫu tự và cách đọc các mẫu tự này, nhận ra sự khác biệt của các hình khối, biết phân biệt lớn – nhỏ, cao - thấp, xa - gần…Vì thế, một mặt ngƣời lớn cần phải tích cực giúp các em thu đạt đƣợc
những kỹ năng quan trọng và cần thiết, nhƣng mặt khác không nên nhồi nhét những điều vƣợt quá mức phát triển mà các em có thể đạt đƣợc để khi bƣớc vào lớp 1, có thể làm trẻ sẽ mệt mỏi trƣớc khối lƣợng kiến thức khá lớn mà trẻ sẽ phải tiếp thu trong suốt thời gian ở Tiểu học để rồi sẽ gặp nhiều khó khăn ở các cấp học cao hơn.
Một đặc điểm tâm lý quan trọng trong độ tuổi này là ý thức Bản Ngã
(Cái Tôi) phát triển. Trẻ bắt đầu biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân
và những ngƣời xung quanh. Trẻ có ý thức về tính sở hữu, biết cái gì của mình và cái gì của ngƣời khác. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc khá nhiều vào cách giáo dục của cha mẹ. Nếu trẻ là con một hay đƣợc cƣng chiều thì khả năng phân biệt và nhận thức về những giới hạn của quyền sở hữu có thể rất kém, chỉ biết lợi ích của bản thân mà khơng để ý đến quyền lợi của những ngƣời xung quanh.
Về sự phát triển cảm xúc và ngơn ngữ, ở lứa tuổi này, tình cảm đã bắt đầu phức tạp và phân hóa, từ quan hệ gắn bó mẹ - con, trẻ bắt đầu có nhu cầu giao lƣu tình cảm nhiều hơn giữa mẹ - con ở trẻ trai và bố - con ở trẻ gái. Trẻ đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc một cách cụ thể và đa dạng hơn, vì vậy đã xuất hiện ở trẻ những biểu hiện về tình cảm rõ ràng cũng nhƣ những phản ứng chống đối dƣới nhiều hình thức khác nhau. Điều này khiến cho trẻ dễ có những tổn thƣơng sâu sắc nếu không nhận đƣợc sự cảm thông hay đƣợc đáp ứng từ phía cha mẹ.
Hoạt động và sở thích của trẻ 5 tuổi xoay quanh gia đình và nhà trng. Trẻ thích chơi với đồ chơi của mình ở nhà nhƣng cũng biết chia sẻ đồ chơi với bạn bè ở trƣờng. Trẻ 5 tuổi vẫn thích chơi qua trí tƣởng tƣợng. Con gái thƣờng thích chơi nấu nƣớng, chăm sóc búp bê, tái hiện cuộc sống ở gia đình và nhà trƣờng trong khi chơi. Con trai bên cạnh việc chơi những trò chơi sắm vai làm siêu nhân hay hiệp sĩ, robot hay quái vật… cũng có thể chơi nhƣ vậy, nếu nhƣ không bị giễu cợt và chắc chắn là chúng ta không nên giễu cợt trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ dễ có sự sợ hãi các con vật, bóng tối và một số ngƣời xung quanh đã vơ tình hay cố ý hù dọa trẻ. Điều này cũng một phần do tác động từ các câu chuyện kể và do sự phát triển trí tƣởng tƣợng phong phú của trẻ. Đay là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả nƣng giao tiếp, trẻ có thể nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp cũng nhƣ hiểu đƣợc những câu nói dài
của ngƣời khác. Điều này là cơ sở cho trẻ tiếp nhận những kiến thức của lớp 1 và các cấp học tiếp theo.
Vào tuổi mẫu giáo lớn, hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo, chi phối toàn bộ đời sống của trẻ. Các quá trình tâm lý của trẻ cũng phát triển mạnh. Tƣ duy trực quan hình tƣợng chiếm ƣu thế và bắt đầu nảy sinh những yếu tố tƣ duy logic. Cũng chính ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc tìm hiểu và tham gia tích cực vào cuộc sống xung quanh.
1.4.2. Chăm sóc trẻ 5 tuổi theo chuẩn
- Trẻ đạt chiều cao, cân nặng ở kênh bình thƣờng.
- Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn . - Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ. - Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động. - Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể . - Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dƣỡng . - Trẻ có hiểu biết và thực hành an tồn cá nhân.
1.4.3. Giáo dục trẻ 5 tuổi theo chuẩn
- Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân. - Trẻ tin tƣởng vào khả năng của bản thân. - Trẻ biết thể hiện cảm xúc.
- Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và ngƣời lớn.
- Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi ngƣời xung quanh. - Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội.
- Trẻ thể hiện sự tôn trọng ngƣời khác. - Trẻ nghe hiểu lời nói.
- Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp và biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ. - Trẻ thực hiện một số quy tắc thông thƣờng trong giao tiếp. - Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc.
- Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc. - Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết. - Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trƣờng tự nhiên.
- Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trƣờng xã hội. - Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình . - Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo.
- Trẻ nhận biết về một số hình hình học và định hƣớng trong không gian. - Trẻ có một số nhận biết ban đầu về thời gian.
- Trẻ tò mò và ham hiểu biết. - Trẻ thể hiện khả năng suy luận. - Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo.