Trƣờng THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 28)

1.3.1. Nhiệm vụ của trường THCS

Giáo dục THCS là cấp học nằm trong bậc GD phổ thông. Điều 26, mục b (Luật giáo dục 2005) cũng quy định: “Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hồn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi”.

phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sông lao động”.

Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc phịng. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Nhiệm vụ của trường THCS

Theo Điều lệ trường THCS, trường THPT, trưởng phổ thơng có nhiều cấp học, trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau.

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông danh cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. - Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ thông giáo dục trong phạm vị được phân công. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Vai trò của hiệu trưởng trường THCS

Ở trường THCS, Hiệu trưởng là chủ thể quản lý. Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước nhân dân và trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Luật Giáo dục 2005 quy định trách nhiệm của người hiệu trưởng tại Điều 54 như sau:

“Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận”.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng a/ Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b/ Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c/ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d/ Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thầm quyền quyết định;

đ/ Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e/ Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thơng có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g/ Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h/ Thực hiện các chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.

i/ Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k/ Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người tiên phong, đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, hiện nay trong trào lưu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp quản lý và dân chủ hóa nhà trường nhằm phát huy cao độ tính tích cực của đội ngũ GV thì vai trị của người hiệu trưởng càng nổi bật hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 28)