Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 37 - 39)

1.5. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh THCS

Quản lý giáo dục là một quá trình. Quản lý giáo dục KNS cho học sinh gồm các khâu:

Thu thập và phân tích thơng tin về trạng thái của đối tượng được quản lý Ra quyết định quản lý

Đưa ra tác động quản lý lên đối tượng quản lý

Thu thập và phân tích thơng tin phản hồi về trạng thái mới của đối tượng quản lý.

Trong quá trình quản lý giáo dục KNS cho học sinh, các chủ thể quản lý phải thực hiện các chức năng sau:

- Một là: Kế hoạch hóa (lập kế hoạch) để triển khai các hoạt động như: thu thập các thông tin về thực trạng vấn đề liên quan, xác định mục tiêu bao gồm những mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, mục tiêu chuyên biệt, mục tiêu ưu tiên và mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, mục tiêu chuyên biệt, mục tiêu ưu tiên và mục tiêu kỳ vọng; lập kết hoạch thời gian và kế hoạch bảo đảm phân phối hợp lý các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu để kế hoạch có tính cân đối, đồng bộ. Trong những trường hợp cần thiết, cần xây dựng kế hoạch dự phòng.

- Hai là: Tổ chức bộ máy thống nhất đủ năng lực đảm nhận chức năng quản lý và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã định. Để quản lý một đối tượng nào đó người ta phải tổ chức một bộ máy thích hợp. Tổ chức bộ máy quản lý bao gồm các bộ phận, các cơ quan, đội ngũ cán bộ và các mối quan hệ. Nhiệm vụ chủ yếu của việc xác định cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý là thiết lập sự quản lý có thẩm quyền vững chắc để đảm bảo hiệu quả quản lý.

Giữa nhiệm vụ quản lý và bộ máy quản lý có quan hệ chặt chẽ. Việc xây dựng bộ máy quản lý tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất, chế độ hoạt động của đối tượng quản lý. Việc sắp xếp bộ máy quản lý để đảm bảo các nhiệm vụ quản lý là một công việc phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là đội ngũ cán bộ. Vì vậy, khi xây dựng bộ máy quản lý cần có quan điểm thực tiễn để đảm bảo hợp lý mối quan hệ trước mắt và lâu dài.

Đối với bộ máy quản lý cũng như từng thành viên của nó cần quy định rõ; vị trí và trách nhiệm; quyền hạn; các quan hệ lãnh đạo, phục tùng, phối hợp. Khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn cần đảm bảo các nguyên tắc; mỗi đơn vị đều có nhiệm vụ, quyền hạn cần đảm bảo các nguyên tắc: mỗi đơn vị đều có nhiệm vụ chức năng xác định; cơ chế tổ chức phải phù hợp với nhiệm vụ chức năng đó; mọi cơng việc đều có người chịu trách nhiệm rõ ràng để đề cao trách nhiệm cá nhân đối với công việc; quyền hạn và trách nhiệm phải cân đối.

Trong việc xây dựng bộ máy quản lý và xác định các quan hệ quản lý cần xác định rõ các quan hệ ngang dọc; cơ chế tổ chức phải làm sao cho công việc được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, có thể vận hành tự động không cần nhiều đến sự thúc đẩy của người lãnh đạo.

Đối với việc quản lý công tác giáo dục KNS cho học sinh trước hết cần có bộ máy quản lý và chỉ đạo công tác giáo dục KNS phụ trách thống nhất từ Sở đến cơ sở, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; củng cố bộ máy quản lý của nhà trường và các đoàn thể, kết hợp chặt chẽ với quản lý của gia đình và cộng đồng trong việc quản lý cơng tác giáo dục KNS cho học sinh; xây dựng cơ chế hoạt động trong việc quản lý công tác giáo dục KNS cho học sinh để hoạt động có hiệu quả. Đây là biện pháp then chốt, quyết định hiệu quả, chất lượng của hoạt động quản lý công tác giáo dục KNS cho học sinh.

- Ba là: chức năng chỉ đạo, đây là quá trình sử dụng quyền lực để tác động đến đối tượng quản lý một cách có chủ định nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống. Nội dung của chức năng này là ra quyết định và triển khai thực hiện quyết định gồm:

- Truyền đạt quyết định, ra chỉ thị để điều hành, tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của các thành viên trong hệ thống.

- Hướng dẫn thực hiện, giao việc và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ phù hợp, thiết thực, cụ thể với khả năng, trình độ từng người.

- Đơn đốc, động viên, giúp đỡ nhằm tạo động cơ làm việc, biến yêu cầu của tập thể thành nhu cầu hoạt động của từng người.

- Giám sát và sửa chữa: theo dõi, uốn nắn việc thực hiện.

- Thúc đẩy các hoạt động phát triển: tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, các điều kiện khác cho đối tượng quản lý hoạt động, đổi mới công tác để đạt chất lượng cao hơn.

Khi thực hiện chức năng này cần quán triệt phương châm “duy trì - ổn định – đổi mới – phát triển” trong các hoạt động của tổ chức.

- Bốn là: Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm: giúp người lãnh đạo thấy được những gì cịn tồn tại, những cái mới trong cái quen thuộc, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần được giải quyết. Việc kiểm tra giúp người quản lý nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót; khen thưởng và kỷ luật một cách khách quan; thu thập những thông tin để điều chỉnh tác động quản lý, kiểm nghiệm các quyết định.

Để kiểm tra đánh giá một cách khách quan, chính xác cần phải có chuẩn. Vì vậy cần phải coi trọng việc xây dựng các chuẩn để kiểm tra đánh giá. Từ đó xây dựng các cơng cụ đánh giá phù hợp, các thủ tục quy trình đánh giá hợp lý, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)