Nghĩa và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 34 - 37)

1.5. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

1.5.1. nghĩa và mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

1.5.1.1. Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong từng giai đoạn phát triển của kinh tế, xã hội của đất nước. Bởi vì thế hệ học sinh hôm nay sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sơng Việt nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước được tới đài vinh quang hay không là phần lớn nhờ công lao học tập của các cháu”. Vậy bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo hướng CNH, HĐH thì yếu tố con người là khơng thể thiếu được, xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thì yêu cầu lực lượng lao động phải có một trình độ lao động tương ứng.

Giáo dục kỹ năng sống cho các em là giáo dục ý thức lao động, lòng yêu nước, khả năng sáng tạo trong cơng việc, vượt qua khó khăn thách thức

để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Giáo dục cho các em có tinh thần vượt khó, vượt qua mọi thách thức, gian khổ để đưa nước ta thốt khỏi đói nghèo, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

1.5.1.2. Mục tiêu giáo dục thời kỳ CNH, HĐH

Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thốt khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.

Ưu tiên nâng cao chất lượng đạo tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng đạo tạo nhân lực khoa học – cơng nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và cơng nhân kỹ thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập THCS.

Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đạo tạo, phát triển đổi ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý, phát huy nội lực phát triển giáo dục.

Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoài ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suất đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.

Thế giới khi bước vào thế kỷ XXI với nhiều đặc điểm. Thông tin bùng nổ và phát triển mạnh mẽ nhờ khoa học – cơng nghệ và sự hợp tác rộng rãi tồn cầu. Kinh tế dịch vụ nổi lên hơn lao động sản xuất. Thế giới đang biến đổi cực nhanh và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ở Việt Nam trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước, thực hiện kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với chính sách mở cửa và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng đã mang lại sự phát triển mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã đặt ra mục đích “cần có những thay đổi triệt để trong giáo dục”. Mục đích này có ý nghĩa như một tầm nhìn được áp dụng cho tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Trên cơ sở nhiệm vụ đổi mới giáo dục được đề cập trong các nghị quyết của Đảng với mục tiêu tổng quát. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Mục tiêu cụ thể: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiến.

Sự đổi mới kinh tế - xã hội, bên cạnh việc hình thành những giá trị mới tích cực, nhiều hiện tượng tiêu cực đã nảy sinh và có ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, lối sống của xã hội và một bộ phận thế hệ trẻ, địi hỏi cơng tác giáo dục KNS cho học sinh phải giúp các em tránh được những tiêu cực.

Bên cạnh đó huyện Tân Sơn là một trong 62 huyện nghèo của cả nước chính vì vậy mà ngày càng được hỗ trợ sản xuất nên đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những mặt đã đạt được như dân trí ngày càng được nâng cao, chất lượng sống ngày càng đảm bảo thì những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, thách thức về an ninh trật tự và an toàn xã hội

cũng xuất hiện ngày càng nhiều, nguy cơ lan rộng và tiềm ẩn những diến biến phức tạp. Công tác quản lý, giáo dục học sinh nhằm hình thành, rèn luyện KNS, phịng ngừa TNXH xâm nhập vào các nhà trường của hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Tân Sơn cũng gặp khơng ít những khó khăn. TNXH có nguy cơ xâm nhập vào các trường ngày càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)