Những nguyên tắc và đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

TRUNG HỌC CƠ SỞ KIM THƢỢNG - HUYỆN TÂN SƠN –

TỈNH PHÚ THỌ

Dựa trên cơ sở lý luận và thực hiện về quản lý giáo dục KNS tại địa phương đã trình bày tại chương I và chương 2, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý công tác giáo dục KNS cho học sinh trường THCS Kim Thượng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của cơng tác giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh.

Trong luận văn, biện pháp quản lý giáo dục KNS cho học sinh được hiểu là các thực tiến hành các hoạt động quản lý trong các khâu của chu trình quản lý từ kế hoạch hóa đến tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đảm bảo cho việc điều hành và phối hợp một cách có kết quả hoạt động tự giác, tích cực của các chủ thể tham gia quá trình giáo dục KNS cho học sinh trường THCS Kim Thượng nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục nói chung.

3.1. Những nguyên tắc và đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh kỹ năng sống cho học sinh

3.1.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong các hoạt động giáo dục các hoạt động giáo dục

Việc xây dựng các biện pháp quản lý công tác giáo dục KSN cho học sinh phải dựa trên cơ sở khoa học của quản lý giáo dục, tuân thủ theo các quy luật của khoa học xã hội, dựa trên các chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; yêu cầu của xã hội, các chủ trương của ngành và định hướng phát triển của địa phương.

Giáo dục KNS cho học sinh là một nội dung trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” làm cho học sinh gắn bó với tập thể, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để thích ứng với cuộc sống đa dạng phong phú, nhiều thách thức trong thời kỳ hội nhập, phát huy những

truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam kết hợp với những tinh hóa của thời đại, hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Đức – Trí – Thể - Mỹ, có điều kiện phát huy hết tài năng, tạo nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và điều kiện hiện có để thực hiện sự phân luồng sau THCS, có thể tiếp tục học tập hoặc trực tiếp tham gia vào lao động, sản xuất.

3.1.2. Đảm bảo phát huy được tiềm năng của cán bộ, giáo viên, nhu cầu rèn luyện của học sinh cầu rèn luyện của học sinh

Để tiến hành giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS, CBQL và giáo viên phải có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về bản chất và đặc biệt của công tác giáo dục KNS, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục, cách kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh. Trong điều kiện đổi mới kinh tế - xã hội, đổi mới giáo dục hiện nay, công tác giáo dục KNS đặt ra những u cầu mới, địi hỏi phải hồn thiện nội dung và đặc biệt là đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục, cách kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện KNS của học sinh.

Khi đến trường, học sinh cần phải được hưởng nền giáo dục tốt, mong muốn trưởng thành để đáp ứng những kỳ vọng của bản thân và gia đình. Muốn được thừa nhận và tôn trọng, được tham gia vào các hoạt động của nhà trường với tư cách là một thành viên tích cực, muốn được tự khẳng định bản thân. Vì vậy, các biện pháp quản lý giáo dục KNS cho học sinh phải hướng vào việc đáp ứng các nhu cầu nâng cao khả năng giáo dục của các cán bộ quản lý, giáo viên, khả năng tự giáo dục của bản thân học sinh, nhu cầu về nhân cách, đạo đức của họ.

3.1.3. Đảm bảo phù hợp đặc điểm tâm sinh lý và điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh kỹ năng sống cho học sinh

Giáo dục KNS cho học sinh là một bộ phận của q trình sư phạm, có mối quan hệ chặt chẽ với q trình dạy học và các quá trình giáo dục khác.

Bản thân quá trình giáo dục KNS cho học sinh cũng là một hệ thống với nhiều thành tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Quản lý giáo dục KNS cho học sinh cũng là một hệ thống gồm nhiều khâu, nhiều chức năng và có mối quan hệ với việc quản lý các mặt giáo dục khác trong nhà trường.

Vì vậy, các biện pháp phải bao gồm các tác động và tất cả các khâu của quá trình quản lý, vào các thành tố của quá trình giáo dục KNS cho học sinh, vào các chủ thể tham gia vào quá trình này. Quản lý về kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục KNS; quản lý về nội dung chương trình giáo dục KNS; quản lý về đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục KNS; quản lý về phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục KNS; quản lý về việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS. Mỗi biện pháp chỉ tác động vào một khâu, một mặt, một thành tố nhất định. Do đó, các biện pháp phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, tạo tác động tổng hợp đồng bộ đến công tác quản lý giáo dục KNS cho học sinh.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi, thiết thực

Quan điểm này đòi hỏi khi xây dựng mỗi biện pháp cần chỉ ra ý nghĩa mục tiêu của biện pháp, nội dung và cách tiến hành các công việc một cách cụ thể sao cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh có thể thực hiện được; biện pháp phải phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của nhà trường.

Các biện pháp quản lý công tác giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS mặt dù đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn song chỉ trong phạm vi hẹp của một địa bàn huyện Tân Sơn. Tuy vậy, các biện pháp được đề xuất phải có tính thiết thực, có thể vận dụng vào cơng tác quản lý giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS trên những địa bàn có điều kiện tương tự.

3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa, phát huy được kinh nghiệm, tiềm năng của xã hội của xã hội

thừa và phát huy những kinh nghiệm giáo dục KNS cho học sinh của trường THCS Kim Thượng và cần huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục KNS cho học sinh, xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh. Phát huy được tính tích cực của mọi người tham gia vào hoạt động giáo dục KNS, đặc biệt là giáo viên và học sinh; phát huy được tiềm năng của toàn xã hội.

Được sự ủng hộ, đồng tâm hợp lực của các lực lượng xã hội từ trên xuống; lãnh đạo huyện, xã, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác. Vì vậy, các biện pháp quản lý giáo dục KNS cho học sinh phải phát huy được tiềm năng của xã hội trong công tác này.

Phát huy vai trò của Hiệu trưởng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDKNS cho học sinh trường THCS. Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo thực hiện mục tiêu GDKNS cho học sinh là một biện phát chủ đạo, xuyên suốt trong hệ thống các biện pháp quản lý GDKNS cho học sinh THCS.

Xuất phát từ vị trí, vai trị của người Hiệu trưởng trong QLGD trong nhà trường. Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện đạt hiệu quả công tác GDKNS cho học sinh, người Hiệu trưởng phải quản lý chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của GDKNS, đó là “Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hoạt động đó như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng”.

Quản lý hoạt động giáo dục tại đơn vị, người Hiệu trưởng trường THCS tổ chức đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường, hướng đến hình thành kỹ năng tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đối với mỗi học sinh, kỹ năng tự nhận thức giá trị của bản thân, tự tạo động lực học tập và làm việc, đặt mục tiêu cho mình trong cuộc sống, kỹ năng nhận thức giá trị và đánh giá người khác...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)