Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 46)

2.1. Khái quát về huyện Tân Sơn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

* Đặc điểm địa lý tự nhiên

Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 75km.

+ Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha + Diện tích đất nơng nghiệp: 5.297 ha

+ Diện tích đất lâm nghiệp: nghiệp:52.577,5 ha + Diện tích đất chưa sử dụng: 8.779 ha

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện n Lập, phía Đơng giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hịa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La.

Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.

Dân số - Dân tộc

Dân số trung bình năm 2017 gồm có 19.968 hộ với 81.400.000 người. Trong đó 7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 82,3%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H'mông 0,67%...).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,26 %.

Mật độ dân số trung bình là 111 người/km2 .

Lao động

Tồn huyện có 63.782 lao động, trong đó có 49.394 lao động trong độ tuổi, chiếm 84,34%.

Kinh tế - xã hội

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân: 19,7 %.

+ Thu nhập bình quân đầu người: 4.1 triệu đồng/năm. + Thu ngân sách huyên năm 2017 đạt 4.352 tỷ đồng.

+ Tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ là: 77,7% - 6,57% - 9%.

(Số liệu năm 2017).

Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo tồn huyện là 52,42% trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm đến 95% tổng số hộ nghèo

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ, huyện Tân Sơn đã có bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội. Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,1 triệu đồng/người/năm.

Tỷ lệ giảm nghèo đạt 5,34% (tương đương 903 hộ thoát nghèo). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tân Sơn đạt 17.975 triệu đồng, vượt 156% kế hoạch giao.

Các cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục… tiếp tục được đầu tư, trụ sở làm việc của một số đơn vị từng bước được hồn thiện; an ninh, chính trị và trật tự, an tồn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Kim Thượng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ. Xã được tách ra từ Tổng Xuân Đài năm 1947 để thuận lợi cho việc thành lập chính quyền cách mạng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới sự chỉ đạo của UBKC tỉnh Vĩnh Phú ở đây đã được thành lập chính quyền lãnh đạo nhân dân vừa chiến đấu vừa phát triển kinh tế xã hội ổn định đời sống nhân dân. Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành hiện tại cơ sở kinh tế hạ tầng của địa phương đẫ có nhiều thay đổi. Diện tích tồn xã là 7.718,57 ha với dân số là 6641 người ở 17 khu vực hành chính trên địa bàn của xã . Hệ thống cơ sở giáo dục có đủ 3 cấp học gồm: Trường Mầm non : 42 cán bộ giáo viên và nhân viên với 485 học sinh, trường Tiểu học gồm 36 cán bộ giáo viên và nhân viên với 420 học sinh , trường THCS gồm 11 lớp với 340 học sinh. Tính đến thời điểm tháng 9/2017 cả 3 cấp học trên địa bàn xã Kim Thượng đều đã được công nhận là trường Chuẩn quốc gia, được đánh giá Kiểm định chất lượng cấp độ 3, được cơng nhận là cơ quan văn hóa.

Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ xã Kim Thượng, chính quyền và nhân dân địa phương đang từng bước khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt, quyết tâm thực hiện hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thôn mới váo năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 46)