3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong giáo dục KNS
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong giáo dục KNS cho học sinh cho học sinh
* Mục tiêu
KNS của học sinh được hình thành và biểu hiện thơng qua q trình học tập và rèn luyện của học sinh trong thực tế cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đây là một quá trình lâu dài nên chịu sự tác động của các lực lượng giáo dục. Vì vậy, sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng của các lực lượng giáo dục có tác dụng tích cực đối với việc rèn luyện KNS cho học sinh. Sự thống nhất trong giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội là một nguyên tắc đảm bảo cho giáo dục có điều kiện đạt kết quả tốt.
* Nội dung
Phát huy vai trò chủ thể các lực lượng sư phạm trong GDKNS cho học sinh THCS. Việc ảnh hưởng từ nhân cách và công việc quản lý, giáo dục của thầy cô giáo tác động rất lớn đến các em học sinh THCS. Quản lý GDKNS
cho học sinh THCS đòi hỏi người quản lý và người hướng dẫn phái có nhiều kiến thức về tâm lý phát triển của học sinh THCS, phải có tâm huyết, tính kiên nhẫn, có sự lắng nghe tốt, có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác quản lý, giáo dục, có biện pháp, phương pháp quản lý, giáo dục và đặc biệt phải có được sự tin tưởng, yêu thương của các em.
Việc phát huy vai trò chủ thể các lực lượng sư phạm trong GDKNS cho học sinh chủ yếu gồm đội ngũ thầy cô giáo (giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm), cán bộ đồn thể trường học, tổ chức đoàn thể địa phương...và đặc biệt là gồm cha mẹ học sinh tại chính trong gia đình các em. Cụ thể như: giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ đồn thể trường học, tổng phụ trách đội; cha mẹ học sinh; các đồn thể xã hội.
Chú trọng vai trị của gia đình trong cơng tác GDKNS: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Bác Hồ, vào năm 1963 đã nêu “Gia đình, nhà trường và xã hội là phương châm, phương tiện và phương pháp giáo dục, nếu khơng kết hợp được thì khơng đạt được kết quả”. Vì thế, các bậc cha mẹ phải có phương pháp giáo dục phù hợp với con em mình, có thái độ nghiêm khắc nhưng cũng phải tôn trọng nhân cách của con và phải làm gương cho con về mọi mặt. Trong năm học, giáo viên cần chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để quản lý tốt quá trình học tập rèn luyện của học sinh.
Gia đình chăm sóc về vật chất nhưng cũng phải luôn quan tâm đến mặt tinh thần như: việc học tập và rèn luyện của con tại trường, các mối quan hệ bạn bè của con, các hình thức vui chơi giải trí, sự phát triển tâm sinh lý của các em phải hướng dẫn và tìm cách đáp ứng nhu cầu hợp lý cho con em mình. Tăng cường phối hợp với chính quyền với các đồn thể chính trị - xã hội ở địa phương trong công tác giáo dục kỹ năng sống: Theo K. Marx: “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hồn cảnh”. Trong việc giáo dục cho trẻ có sự tác động, ảnh hưởng của
điều kiện, hồn cảnh xã hội. Chính vì thế, cần gắn chặt từng bước việc học tập, sinh hoạt, giáo dục rèn luyện KNS cho trẻ với thực tiến cải tạo xã hội, xây dựng mơi trường. Cần phải có sự thống nhất trong phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường – gia đình – xã hội để tránh xảy ra mâu thuẫn. Đó cũng là một con đường để giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh.
* Cách thực hiện
Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của GVCN và cán bộ quản lý nhà trường. GVCN lớp là người thay mặt hiệu trưởng nhà trường tổ chức, quản lý tồn diện cơng tác giáo dục học sinh ở một lớp học, chịu trách nhiệm về giáo dục toàn diện học sinh của một lớp. Vì vậy, GVCN có vai trị quan trọng trong công tác giáo dục KNS cho học sinh. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục KNS cho học sinh, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức, quản lý, xây dựng lớp mình thành một tập thể vững mạnh, đồn kết nhất trí; phải phối hợp với giáo viên bộ môn, với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện nội dung giáo dục toàn diện đối với học sinh.
GVCN biết tổ chức sự phối hợp giữa các giáo viên dạy ở lớp mình và các bộ phận khác trong nhà trường để thống nhất các yêu cầu về học tập, rèn luyện của học sinh, nắm thơng tin về tình hình học tập của các em, trao đổi ý kiến và kiến nghị những biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của lớp, cá nhân.
Tổ chức tốt sự phối hợp giáo dục giữa các tổ chức trong nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức những cuộc học giao ban giữa GVCN, các tổ chức đồn thể trong nhà trường để nắm bắt tình hình, đề ra yêu cầu và biên pháp phối kết hợp kịp thời trong công tác giáo dục KNS cho học sinh.
Kết hợp chặt chẽ gia đình, nhà trường, xã hội. Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là GVCN lớp cần phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để thơng báo thường xun những thông tin về kết quả học tập, rèn luyện KNS của học sinh cho các gia đình biết nhằm tạo ra mối quan hệ hai chiều để phối hợp giáo dục học sinh.
Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong giáo dục KNS cho học sinh.
Phối hợp với cơng đồn, đồn thanh niên. Đội thiếu niên trong nhà trường đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS trong mọi góc độ, sâu sát hơn, trung thực hơn.
Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, hội phụ nữ.... của xã, thị trấn để cùng tham gia giáo dục, rèn luyện các em trong môi trường mở rộng, đặc biệt lưu ý cơng tác phịng chống các tệ nạn xã hội.
Phối hợp với công an để tuyên truyền giáo dục cách sống và làm việc theo pháp luật.
Phối hợp với các đơn vị quân đội để giáo dục truyền thống, sự rèn luyện và giáo dục tính kỷ luật.
* Điều kiện tiến hành:
Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với các đơn vị, tổ chức phối hợp. Người phụ trách công việc phối hợp ở các tổ chức phải năng động, nhiệt tình, sáng tạo và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.