Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 40 - 44)

đảm bảo các yêu cầu: có căn cứ khoa học; phù hợp với thực tế, mang tính khả thi và hiệu quả; đảm bảo tính ổn định; có tính hệ thống, thống nhất cao; phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ quản lý.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh học sinh

1.6.1. Các yếu tố khách quan

Gia đình là nơi hình thành cho các em các kỹ năng phục vụ bản thân, kỹ năng giao tiếp, giúp trẻ trở nên tự tin, biết sống tự chủ, độc lập và thận trọng, biết cảm thông chia sẽ và sống tử tế...Gia đình là nơi hình thành những nét tính cách của trẻ, những cách cư xử quá nuông chiều này q nghiêm khắc đều có ảnh hưởng khơng tốt đến việc rèn luyện KNS cho trẻ.

Giáo dục kỹ năng sống trước hết phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình, từ vai trị, trách nhiệm của mỗi người làm cha mẹ, khơng gì có thể thay thế được. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cho đội viên, đoàn viên, phải được xem như là sự tiếp tục, bổ sung, nâng cao, mở rộng kết quả giáo dục kỹ năng sống cho lớp trẻ từ trong mỗi gia đình. “Dạy con từ thủa cịn thơ”, “Học ăn học nói, học gói học mở”; học chịu thương chịu khó, học kính trên nhường dưới, học thưa gửi, học cảm ơn, xin lỗi; học lễ học nghĩa, học làm con làm cháu, học là anh chị, làm em, học làm người...Để dạy cho trẻ những bài học đó được hết và tốt nhất là từ gia đình. Những bài học kinh nghiệm tuy xưa mà chẳng bao giờ cũ, không thể quên lãng, càng không nên xem thường.

Các phương tiện thơng tin đại chúng có ảnh hưởng đến tâm lý của tuổi mới lớn, nếu nhà trường và gia đình khơng kiểm sốt để các em sa đà, ví dụ nghiện chơi game, lạm dụng Intenet thì rất ảnh hưởng đến việc học và dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội.

Các lực lượng xã hội cũng đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, bởi vì ngồi việc học tập ở nhà trường thì thời gian cịn lại các em tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động của các tổ chức xã hội. Do vậy việc xây dựng các lực lượng xã hội lành mạnh, tổ chức nhiều hoạt động phong phú sẽ là điều kiện và tiền đề tốt cho học sinh THCS giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống.

1.6.2. Các yếu tố chủ quan

Khơng thể thiếu vai trị của nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, đặc biệt là vai trị của giáo viên chủ nhiệm. Những hình ảnh của người giáo viên chủ nhiệm “như mẹ hiền” đang dần bị mai một, hiện nay khơng ít giáo viên làm chủ nhiệm trong tình trạng...phải làm.

Sở dĩ giáo viên khơng muốn làm chủ nhiệm là do: “Làm chủ nhiệm là “làm dâu trăm họ”. Vất vả, trách nhiệm cao nhưng chế độ chính sách cho giáo viên chủ nhiệm cịn hạn chế và thực hiện chưa thống nhất. Mỗi nơi làm một kiểu. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm phải là người tâm lý và có tâm. Nhà trường chọn giáo viên chủ nhiệm cũng là “chọn mặt gửi vàng”.

Trong quá trình quản lý và giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần nghiêm khắc và quan tâm đến hoàn cảnh thực tế của mỗi học sinh; thưởng phạt phải nghiêm minh, chính xác, kịp thời; khi ra các hình phạt đối với học sinh cần tìm hiểu sâu xa của vấn đề, phải giải thích tại sao lại phạt như thế để học sinh hiểu.

Giáo dục văn hóa ứng xử, kỹ năng sống cho học sinh là cần thiết. Suốt một thời gian dài, Việt Nam dạy học theo đúng nghĩa chỉ dạy chữ. Điều này cho đến giờ đã và đang để lại những hậu quả nặng nề và rất nghiêm trọng.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cơ khơng phải là một tâm gương.

Gia đình là các tế bào của xã hội là cái nôi để các em được trưởng thành, vậy gia đình cũng có vai trị cực kỳ quan trong trong việc hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Gia đình ln theo sát các em trong suốt thời gian dài của cuộc sống, thông qua mối quan hệ các thành viên, thơng qua ứng xử trong gia đình cũng là những bài học quý giá để các em hình thành được những kỹ năng sống cần thiết.

Kết luận Chƣơng 1

Hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường phổ thông là hết sức cần thiết và cấp bách, các nhà trường phải coi giáo dục KNS là nhiệm vụ thiết yếu trong công tác giáo dục học sinh, nhằm tạo ra các thế hệ cơng dân có đủ phẩm chất, nhân cách, năng lực trí tuệ, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.

Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường phổ thơng ln đóng vai trị chủ đạo trong việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS. Hiệu trưởng cần chủ động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây dựng lực lượng, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các lực lượng tham gia giáo dục KNS trong nhà trường, đảm bảo sự thành cơng của giáo dục KNS nói riêng và giáo dục tồn diện cho học sinh nói chung..

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ KIM THƢỢNG, HUYỆN TÂN SƠN,

TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc trường THCS kim thượng huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 40 - 44)