1.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp phải dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thơng đã được cụ thể hố phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và điều kiện của nhà trường. Kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp phải làm rõ nội dung giáo dục hướng nghiệp, các phương pháp giáo dục hướng nghiệp, kế hoạch nhân sự cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp và xác định các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cần có cho cơng tác giáo dục hướng nghiệp.
1.4.2. Tổ chức, chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Trên cơ sở kế hoạch giáo dục hướng nghiệp đã có, cần tổ chức, chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo kế hoạch đã đề ra. Phải có sự phân cơng cụ thể đối với giáo viên để thực hiện giáo dục hướng nghiệp một cách đầy đủ về nội dung, phong phú về hình thức tổ chức. Trong trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được tiến hành theo nhiều hướng: thông qua
hoạt động dạy học các môn văn hố, thơng qua dạy học mơn cơng nghệ, dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất, thông qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, thông qua các buổi thăm quan, dã ngoại… Vì vậy cần phải có sự phân cơng, chỉ đạo các bộ phận có liên quan cùng phối hợp thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp một cách nhịp nhàng và hiệu quả.
1.4.3. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác GDHN
Đội ngũ hỗ trợ công tác GDHN nhà trường: Ban giám hiệu, giáo viên bộ mơn, Đồn thanh niên. Trong đó giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường với gia đình học sinh trong cơng tác GDHN. Giáo viên chủ nhiệm và Ban hướng nghiệp đóng vai trị chủ đạo trong q trình GDHN.
Đội ngũ trực tiếp tổ chức các nội dung GDHN là giáo viên chủ nhiệm, kết hợp với ban hướng nghiệp và kết hợp với một số phụ huynh học sinh làm việc ở các ngành nghề khác nhau trong xã hội.
Hiệu trưởng cần bồi dưỡng các thành viên trong Ban hướng nghiệp về năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động GDHN có nền nếp, chất lượng, thường xuyên, liên tục. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, phương pháp hướng nghiệp cho đội ngũ GV các mơn học để lồng ghép trong q trình dạy học.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tại nhà trường, kế hoạch cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp tập huấn về công tác GDHN do Bộ giáo dục và Sở giáo dục tổ chức. Đội ngũ giáo viên thường xuyên nhận thức tốt về vai trò, nhiệm vụ của GDHN theo yêu cầu giáo dục của xã hội.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Nhà quản lý cần có sự kiểm tra đánh giá đều đặn theo định kỳ để nắm được giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông đã được thực hiện như thế nào? Các nội dung giáo dục hướng nghiệp đề ra có được thực hiện đầy đủ khơng? Cách tiến hành, hình thức tiến hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thơng có phong phú đa dạng khơng, có mang lại hứng thú cho người học không? Và quan trọng hơn cả là hiệu quả của hoạt động giáo
dục hướng nghiệp trong trường phổ thông đạt được như thế nào. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá, nhà quản lý phân tích được kết quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, các ưu điểm và những hạn chế, nguyên nhân và rút kinh nghiệm để hồn thiện cơng tác quản lý đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông
1.5.1.Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông
Muốn hoạt động giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả tốt, cần phải đổi mới nhận thức. Trước tiên, cấp thiết phải làm cho cán bộ quản lý giáo dục có nhận thức đúng đắn về giáo dục hướng nghiệp, coi giáo dục hướng nghiệp là nhiệm vụ quan trọng song song với giáo dục văn hố. Cán bộ quản lý phải có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về giáo dục hướng nghiệp thì mới có sự chỉ đạo tích cực, liên tục và có sự đầu tư thoả đáng cho giáo dục hướng nghiệp. Cán bộ quản lý giáo dục cần có sự liên hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, cùng nhau phối hợp làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp. Cần lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá nghiêm túc.
Quản lý hợp lý về nội dung giáo dục hướng nghiệp, quản lý cơ sở vật chất, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp, quản lý đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác hướng nghiệp đủ về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy và tư vấn hướng nghiệp, quản lý nội dung, chương trình giáo dục hướng nghiệp được thực hiện đầy đủ, phù hợp theo các phương pháp hiệu quả.
Giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh cũng cần có nhận thức đúng đắn về giáo dục hướng nghiệp. Cho đến nay, xã hội vẫn xem trọng bằng cấp. Nhiều gia đình định hướng cho con học để lấy cái bằng chứ không phải học để lấy một nghề. Do đó, việc tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp cịn mang tính hình thức, đối phó. Nhiều trường hợp học sinh học nghề khơng phải
xuất phát từ nhu cầu học một nghề cho tương lai mà chỉ vì được cộng điểm cho kỳ thi tốt nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông.