3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDH Nở trƣờng THPT Cao
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường xã hội hóa các hoạt động GDHN
* Mục đích biện pháp
GDHN tốt có ý nghĩa khơng chỉ đối với cá nhân học sinh mà đối với cả xã hội. Bởi vậy GDHN cần xã hội hố để có được sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần nhất là trong thời kỳ hiện nay, khi mà nguồn chi từ ngân sách cho hoạt động GDHN cịn q ít mà chi phí để thực hiện tốt hoạt động GDHN thì lại khá nhiều.
Bởi vậy biện pháp này nhằm thu hút sự đầu tư cho GDHN từ các tổ chức xã hội và đó là điều cấp thiết.
* Nội dung và cách thực hiện - Nội dung thực hiện
- Huy động sự đầu tư của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các trường đại học trong nước và quốc tế để trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác hướng nghiệp: đầu tư cho phịng hướng nghiệp, cho tài liệu tra cứu và tài liệu phát cho phụ huynh, học sinh, cho các hoạt động thăm quan, ngoại khoá… Bên cạnh việc đầu tư cho nhà trường, họ sẽ có quyền lợi như được quảng bá về tổ chức của mình tại trường.
- Huy động các cơ quan, doanh nghiệp phối hợp với nhà trường trong công tác hướng nghiệp: Tạo điều kiện cho học sinh nhà trường đến cơ quan tham quan hay tham gia vào các buổi làm việc.
- Mời các doanh nhân thành đạt, các cựu học sinh nhà trường thành đạt trong công việc cùng tham gia các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, toạ đàm, giao lưu với học sinh chia sẻ về nghề nghiệp hoặc cộng tác với câu lạc bộ hướng nghiệp của nhà trường trong công tác tư vấn hướng nghiệp.
- Cách thực hiện
- Thường xuyên mời CMHS, các cơ sở sản xuất, các trường CĐ-ĐH tham gia các buổi tọa đàm, sinh hoạt câu lạc bộ GDHN và các hoạt động GDHN của nhà trường để tạo mối liên hệ chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm với Nhà trường đối với hoạt động GDHN cho học sinh.
- Xây dựng mối quan hệ sâu rộng với các cơ quan, doanh nghiệp phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động GDHN, tham gia tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ về tài chính, trang thiết bị,…
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh được tọa đàm, thăm quan, tham gia buổi tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp,… do các trường CĐ-ĐH, cơ sở giáo dục khác tổ chức để hoạt động GDHN cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
- Mời các doanh nghiệp, trường CĐ-ĐH khác tổ chức các hình thức GDHN cho học sinh ngay tại nhà trường.
* Điều kiện đảm bảo
- Ban Giám hiệu phải nhận thức được tầm quan trọng của các lượng lực giáo dục bên ngồi nhà trường.
- Có mối quan hệ tốt với CMHS, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các trường CĐ-ĐH,…để huy động, tăng cường sự xã hội hóa của các lực lượng này đối với các hoạt động GDHN của Nhà trường.
- Quản lý, sử dụng và có hiệu quả các nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị được xã hội hóa.