Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GDHN phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT cao bá quát, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 87 - 94)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDH Nở trƣờng THPT Cao

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GDHN phù

với đặc điểm của các nhà trường

* Mục đích biện pháp

Mục đích của biện pháp nhằm đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đưa ra các hình thức tổ chức hoạt động GDHN mới phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh của Nhà trường nhằm thu hút được sự quan tâm chú ý của các phụ huynh học sinh, gây hứng thú cho học sinh trong việc tìm

hiểu và lựa chọn nghề nghiệp. Nhờ đó quản lý hoạt động GDHN trong các nhà trường sẽ đạt kết quả tốt hơn.

* Nội dung và cách thực hiện - Nội dung thực hiện

- Hiện nay, GDHN trong trường vẫn được thực hiện theo các hình thức tích hợp GDHN qua các mơn văn hố, GDHN qua môn công nghệ, GDHN qua sinh hoạt hướng nghiệp và GDHN qua hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thì hình thức GDHN hiệu quả hơn cả là GDHN qua sinh hoạt hướng nghiệp và hoạt động ngoại khố. Vì vậy, GDHN trong các trường THPT nên phát triển theo hướng này.

- Tổ chức phong phú và đa dạng các hình thức GDHN trên cơ sở điều kiện, khả năng hiện có của nhà trường để nâng cao chất lượng hoạt động GDHN.

- Cách thực hiện

- Nên được tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt hướng nghiệp có sự tham gia của học sinh tất cả các khối chứ không chỉ khối 12, bởi học sinh nhà trường ngay từ lớp 10 đã bắt đầu hình thành định hướng chọn nghề. Các buổi sinh hoạt hướng nghiệp nên được tổ chức dưới hình thức toạ đàm theo các nội dung nhất định, tuy nhiên nên được chia thành các nhóm: nhóm các buổi toạ đàm hướng nghiệp cho học sinh khối tự nhiên, cho học sinh khối xã hội, cho học sinh khối ngữ, nhóm các buổi toạ đàm du học ở các nước khác nhau, nhóm các buổi toạ đàm về các ngành nghề nhất định,…

- Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp ở các lớp có thể theo hình thức mời chính phụ huynh học sinh lớp đó đến chia sẻ về cơng việc của mình và giải đáp thắc mắc của học sinh.

- Tổ chức các buổi tham quan các cơ sở sản xuất, các cơng ty, xí nghiệp hay các làng nghề nhằm cho học sinh tiếp cận với các cơng việc cụ thể. Có thể phối hợp với các cơ sở cho học sinh tham gia làm việc cùng ở một vị trí trong một ngày: Một ngày làm bác sỹ, một ngày làm luật sư, một ngày làm nhân viên văn phòng…

- GDHN thơng qua phịng tuyển sinh - hướng nghiệp và câu lạc bộ hướng nghiệp: Ban giám hiệu chỉ đạo Ban tuyển sinh phối hợp với Đồn trường để thành lập phịng tuyển sinh - hướng nghiệp.

- Phòng tuyển sinh - hướng nghiệp là nơi lưu trữ các thông tin về các trường học, các ngành nghề trong, các thông tin cập nhật về tuyển sinh. Tại đây, học sinh được đọc, tìm hiểu các thơng tin vê các vấn đề các em quan tâm liên quan đến nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp. Tại phòng các em sẽ được tư vấn về công tác tuyển sinh và hướng nghiệp, ở đó các em được khảo sát về năng lực, sở thích của mình từ đó sẽ có sự tư vấn về lựa chọn ngành, lựa chọn nghề phù hợp. Muốn được như vậy thì thành viên ban tuyển sinh được đào tạo kiến thức về GDHN hay u thích cơng tác giáo dục hướng nghiệp.

- Đồng thời thành lập câu lạc bộ hướng nghiệp trong đó có các tình nguyện viên là những giáo viên, học sinh quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp, tình nguyện đóng góp cơng sức để nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, đã được đào tạo về hướng nghiệp một cách bài bản. Các tình nguyện viên hoạt động trong câu lạc bộ hướng nghiệp mà người đứng đầu có thể là một giáo viên hoặc một thành viên trong ban chấp hành đoàn trường, câu lạc bộ hoạt động có nguyên tắc hoạt động rõ ràng, có kế hoạch và nội quy định rõ ràng. Hoạt động của câu lạc bộ phải nằm dưới sự quản lý của ban giám hiệu nhà trường, ban tuyển sinh. Câu lạc bộ hướng nghiệp cũng phối hợp với Ban giám hiệu, đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm,… trong việc tổ chức các hoạt động GDHN khác trong nhà trường.

* Điều kiện đảm bảo

- Ban Giám hiệu phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao và kịp thời đối với hoạt động GDHN tại nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hình thức GDHN do Nhà trường tổ chức.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên thực hiện tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Tập trung ưu tiên cho đối tượng học sinh lớp 12.

- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các cơ sở sản xuất, trường CĐ-ĐH để thực hiện GDHN cho học sinh, đổi mới hình thức GDHN.

- Huy động sự tham gia, hỗ trợ về tài chính, trang thiết bị,…hỗ trợ cho hoạt động GDHN.

3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp

* Mục đích biện pháp

GDHN cho HS địi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và XH tạo nên mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các bộ phận trong nhà trường, ngồi xã hội. Điều đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp khi thực hiện những nhiệm vụ của GDHN. Sự phối hợp phải có tính tổ chức, có kế hoạch và tạo nên một thể thống nhất từ trong nhà trường đến gia đình và XH.

* Nội dung và cách thực hiện - Nội dung thực hiện

Thống nhất với các lực lượng giáo dục về mục đích, nhiệm vụ, phương pháp GDHN.

Hiệu trưởng nhà trường là người xây dựng kế hoạch chung, điều khiển mọi quá trình và chịu trách nhiệm với cấp trên về kết quả công tác GDHN. Tạo điều kiện và giúp đỡ mọi người nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ, nội dung, ý nghĩa, tính chất của GDHN.

Phó hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp cơng tác GDHN trong nhà trường có nhiệm vụ động viên mọi người tham gia GDHN, kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được trong từng giai đoạn, từng nội dung. Chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động GDHN.

GV chủ nhiệm có trách nhiệm tìm hiểu hứng thú, sở thích, năng lực và tâm sinh lý của mỗi HS trong lớp; Giúp HS hiểu biết ý nghĩa, cơ sở khoa học của việc lựa chọn nghề và những nghề đang cần phát triển của địa phương, đất nước; Phân bố và tạo ra điều kiện cấp thiết để tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham quan hướng nghiệp trên cơ sở hiểu biết về hứng

thú, sở thích, năng lực, đặc điểm tâm sinh lý của HS; Là người chịu trách nhiệm đứng ra vận động, lôi cuốn các tổ chức trong và ngồi trường có liên quan tới HS của mình tham gia vào công tác GDHN; Kết hợp cùng với GV bộ mơn đánh giá q trình học tập và rèn luyện của HS.

GV bộ môn là người trực tiếp truyền tải kiến thức của mơn học, qua đó phát hiện kịp thời và có biện pháp thích hợp bồi dưỡng hứng thú, năng lực của HS đối với bộ mơn; Hướng dẫn tổ chức ngoại khố về nội dung và phương thức tiến hành để đáp ứng sở thích, năng lực hiểu biết, sáng tạo kỹ thuật của HS; Quan hệ mật thiết với các CSSX và tổ chức XH để triển khai chu đáo, có hiệu quả các buổi tham quan, trao đổi, mạn đàm, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ mơn học,... có trong lịch trình giảng dạy; Xây dựng các phòng học bộ môn trong điều kiện nhà trường cho phép để tạo điều kiện cho giảng dạy chuyên môn và giới thiệu nghề; cung cấp những tư liệu có liên quan tới các nghề trong XH để góp phần xây dựng phịng hướng nghiệp cho nhà trường.

Đoàn thanh niên là bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống GDHN góp phần to lớn trong việc biến những chủ trương, kế hoạch hướng nghiệp của nhà trường thành những việc làm cụ thể, có nội dung, có phong trào, sơi nổi và lợi ích thiết thực. Đồn thanh niên có trách nhiệm tổ chức những Hội nghị, chuyên đề về lựa chọn nghề nghiệp và diễn đàn về lao động nghề nghiệp; Giáo dục ý thức, thái độ lao động, lý tưởng nghề nghiệp; Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên trong các nông trường, nhà máy, hợp tác xã để các cơ sở Đồn giúp đỡ HS tìm hiểu nghề nghiệp; Giữ vững mối liên hệ với HS đã ra trường, trao đổi với họ về tình hình bố trí nghề nghiệp, rút ra những bài học bổ ích để giúp cho HS sắp ra trường; Động viên HS tham gia có hiệu quả những buổi LĐSX của nhà trường.

Cán bộ thư viện có nhiệm vụ lựa chọn và giới thiệu sách báo có nội dung hướng nghiệp để HS tham khảo; Triển lãm sách, báo có tính chất hướng nghiệp; Tổ chức tốt cơng tác tuyên truyền nhằm cuốn hút sự chú ý của HS vào việc đọc các sách báo nói về nghề nghiệp.

Cán bộ y tế của nhà trường kết hợp với các cơ sở y tế sở tại có nhiệm vụ tiến hành trao đổi với tập thể (trường hoặc lớp) về những vấn đề y học có liên quan tới sự lựa chọn nghề nói chung và với một số nghề phổ biến nói riêng; Kiểm tra tình trạng sức khoẻ của từng HS để đưa ra được những kết luận y học có quan hệ tới việc lựa chọn nghề của mình; Cung cấp những tư liệu, tài liệu cho phịng hướng nghiệp trong việc thơng tin nghề, đồng thời cuốn hút HS vào những nghề có địi hỏi sự phát triển thể lực của họ; Cung cấp tư liệu, số liệu cấp thiết về tình trạng sức khoẻ HS cho cơng tác tuyển chọn nghề nghiệp.

Ban đại diện CMHS là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho công tác GDHN, cùng phối hợp với nhà trường giúp đỡ về nhân lực, CSVC để giải quyết những khó khăn về mặt kiến thức thực tế nghề nghiệp, xây dựng CSVC, cùng tham gia GDHN cho HS.

Trung tâm nghề có khả năng giúp nhà trường về đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, thông tin và giới thiệu nghề; Giúp đỡ nhà trường về CSVC, thiết bị theo nghề đào tạo khi cấp thiết; Phối hợp với nhà trường dạy nghề phổ thông cho HS.

Các CSSX và các tổ chức XH có quan hệ với nhà trường sẽ tạo nên những điều kiện hữu hiệu về lực lượng hỗ trợ, giải quyết về mặt pháp lý, hành chính trong cơng tác GDHN. Tạo điều kiện cho nhà trường về cơ sở thực hành, đội ngũ cán bộ hướng dẫn sản xuất, thông tin nghề nghiệp, trang bị kĩ thuật; Hỗ trợ CSVC phục vụ công tác GDHN; Là cơ sở dạy nghề cho HS, đồng thời cũng là nơi sẽ thu nhận HS sau khi tốt nghiệp theo chỉ tiêu và kế hoạch cho phép. Các tổ chức Chính quyền địa phương có nhiệm vụ tạo ra những điều kiện cấp thiết, giúp đỡ về mặt chủ trương, phương tiện để thực hiện tốt công tác GDHN trong nhà trường; Các tổ chức đồn thể có nhiệm vụ vận động quần chúng hợp lực tham gia công tác GDHN tuỳ thuộc vào chức năng của tổ chức mình hoặc tạo điều kiện về kinh phí, CSVC và nhân lực giúp cho công tác GDHN tiến hành được thuận lợi.

- Cách thực hiện

Xây dựng lực lượng tham gia GDHN trong và ngồi nhà trường gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng (trưởng ban hướng nghiệp); GV chủ nhiệm; GV bộ mơn; Đồn TNCS Hồ Chí Minh; Bộ phận thư viện, y tế học đường; Ban đại diện CMHS; Trung tâm dạy nghề của huyện; Các CSSX ở địa phương và các tổ chức có quan hệ với nhà trường.

Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các lực lượng tham gia GDHN với các nội dung cơ bản:

- Đối với mỗi lực lượng tham gia GDHN cần phải có quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể để căn cứ vào đó thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng và đề ra phương án phối hợp một cách chặt chẽ và hợp lí đối với từng lực lượng tham gia GDHN.

- Xây dựng lịch trình thực hiện nhiệm vụ đối với từng lực lượng tham gia GDHN.

- Phải có sự phân cơng rõ ràng về nhân sự, CSVC, trang thiết bị, tài chính của lực lượng tham gia, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng quy chế họp giao ban cũng như thông tin liên lạc và báo cáo thực hiện nhiệm vụ GDHN với từng lực lượng tham gia.

* Điều kiện đảm bảo

Phải có sự đồng thuận cao giữa nhà trường, gia đình HS và các lực lượng XH trong công tác GDHN.

Phải có sự quyết tâm, có biện pháp tổ chức, chỉ đạo sát sao của Hiệu trưởng nhà trường.

Công tác GDHN phải được các cấp, các ngành, các tầng lớp trong XH nhận thức một cách đầy đủ. Do đó cơng tác tun truyền phải được Hiệu trưởng nhà trường hết sức coi trọng.

Có sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi của cấp uỷ, chính quyền, đồn thể và các lực lượng XH đối với công tác GDHN cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT cao bá quát, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)