Nguồn tài chính là một cơng cụ hữu hiệu để phát triển và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo trong đó có hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Việc kinh phí đào tạo thấp, chưa có quy chế, định mức rõ ràng ảnh hưởng rất lớn
đến việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Kinh phí để mua tài liệu, xây dựng góc hướng nghiệp, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên làm cơng tác hướng nghiệp cịn rất hạn chế.
Cơ sở vật chất cũng giữ vai trị quan trọng trong q trình tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Khác với các mơn văn hố, giáo dục hướng nghiệp phải có thực hành mà phần thực hành địi hỏi cơ sở vật chất phải đầy đủ. Chỉ khi có trang thiết bị đầy đủ thì các nội dung, chương trình giáo dục hướng nghiệp mới có thể thực hiện được đầy đủ và hiệu quả.
Yếu tố kinh tế thị trường: nhu cầu của thị trường đối với các nghề nghiệp cần người lao động được đào tạo, để thực hiện được việc này các nhà khoa học cần phải có những khảo sát đánh giá nhu cầu của thị trường từ đó các nhà quản lý lấy cơ sở xậy dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Để quản lý tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp, cần có đủ cơ sở vật chất và điều kiện tài chính.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở nghiên cứu tư liệu, trong chương này tác giả đã trình bày vấn đề cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông, bao gồm những nội dung: Lịch sử nghiên cứu vấn đề; Một số khái niệm cơ bản của đề tài (Quản lý; Quản lý giáo dục; Hướng nghiệp; Giáo dục hướng nghiệp; Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp); Giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT; Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT.
Cơng tác GDHN trong nhà trường THPT có vị trí vơ cùng quan trọng. GDHN là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh hình thành những biểu tượng đúng đắn về các nghề cần phát triển trong xã hội; Tạo điều kiện để học sinh hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã xuất hiện; Giáo dục cho học sinh thái độ, có ý thức đúng đắn với lao động. Qua đó học sinh lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu của xã hội.
Những vấn đề mang tính lý luận về GDHN trong trường phổ thông đã được đề xuất trong chương này là cơ sở khoa học để nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động GDHN và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trường THPT Cao Bá Quát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƢỚNG NGHIỆP TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG