3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này có nghĩa là các biện pháp được đề xuất cần đúng với lý luận, phù hợp với thực tiễn, không quá sức với đối tượng thực hiện và có đầy đủ các điều kiện để thực hiện biện pháp này.
Để đảm bảo được nguyên tắc này địi hỏi khi đưa ra các biện pháp cần tính đến thực tiễn, có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hay không.
Nếu các biện pháp được đề xuất khơng đảm bảo ngun tắc này thì các biện pháp xa vời thực tiễn, không phù hợp với thực tiễn dẫn đến tình trạng các biện pháp này khơng được thực hiện hoặc không đạt được mục tiêu khi đề ra các biện pháp.
Như vậy, nguyên tắc đề xuất các biện pháp là những tiêu chuẩn, những quy tắc cơ bản được đúc kết từ thực tiễn, là chỗ dựa đáng tin cậy về lý luận giúp định hướng đúng đắn cho việc đề xuất các biện pháp.
3.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện
Tính tồn diện là một vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, đầy đủ các mặt của một vấn đề. Từ đó một vấn đề mới được làm rõ. Tính tồn diện giúp cho vẫn đề được giải quyết triệt để nhờ có sự tác động của nhiều biện pháp khác nhau.
Khi đề xuất các biện pháp cần nắm rõ tính lý luận và tính thực tiễn của vấn đề để đưa ra giải pháp cụ thể mang tính tồn diện của vấn đề.
Tránh đưa ra biện pháp chỉ giải quyết được một khía cạnh của vấn đề chứ khơng mang tính tồn diện vì như vậy sẽ phải đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết một vấn đề, gây tốn kém về cơ sở vật chất, thời gian, cơng sức tài chính,…
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở trƣờng THPT Cao Bá Quát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Quát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động truyền thông cho học sinh, các lực lượng giáo dục về giáo dục hướng nghiệp lực lượng giáo dục về giáo dục hướng nghiệp
* Mục đích biện pháp
- Tổ chức tuyên truyền cho CBQL, GV, HS, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về vị trí, vai trị, sự cấp thiết của GDHN đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, đất nước và tương lai của chính bản thân HS. Từ đó, GV nhận thức được GDHN là một hoạt động có tầm quan trọng rất lớn, góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục của nhà trường, mỗi thành viên trong nhà trường xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện, đóng góp, xây dựng để nâng cao chất lượng GDHN.
- HS có ý thức hơn khi lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai. - CMHS có ý thức chủ động hướng nghiệp cho HS.
- Các cấp QLGD có trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra công tác GDHN. Từ kết quả nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tạo nên động lực thúc đẩy GDHN đạt những mục tiêu đề ra.
* Nội dung và cách thực hiện - Nội dung thực hiện
Đối với cán bộ quản lý:
CBQL trường THPT Cao Bá Quát học tập, tự bồi dưỡng kiến thức của mình về các quy định của Nhà nước, của ngành về GDHN cho học sinh, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của GDHN đối với sự phát triển của xã hội, địa phương và đối với việc định hướng nghề nghiệp của học sinh.
CBQL tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền, truyền thông để nâng cao nhận thức cho GV, HS, CMHS và các lực lượng khác bên ngoài nhà trường.
Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên: Đây là đội ngũ trực tiếp tổ chức thực
hiện GDHN trong nhà trường. Nhà trường phải tác động làm cho mỗi cán bộ, GV nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của cơng tác GDHN; mỗi cán bộ, GV phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình; nhà trường phải đơn đốc, kịp thời khích lệ cũng như tạo mọi điều kiện cho những cán bộ, GV có tâm huyết, tích cực trong cơng tác GDHN. CBQL trường THPT Cao Bá Quát cần phải phổ biến các tài liệu, những chủ trương của Đảng và Nhà nước, những văn bản của Bộ, của Sở về việc hướng dẫn GDHN cho HS. Nhiệm vụ GDHN phải được giao trách nhiệm đến GV dạy các bộ mơn văn hố; GV chủ nhiệm; GV dạy nghề; cán bộ Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; cán bộ phụ trách thư viện, y tế; GV phụ trách hoạt động GDHN, từ đó mỗi cán bộ, GV xác định được nhiệm vụ của mình trong cơng tác GDHN.
Đối với học sinh: HS chính là lực lượng trực tiếp tác động đến GDHN
trong trường cho nên việc nhận thức của HS có ý nghĩa quyết định đến thành công của công tác GDHN.
Tuyên truyền cho HS cần phải tiến hành liên tục bằng nhiều hình thức: Thơng qua lao động cơng ích, lao động sản xuất: các buổi sinh hoạt ngoại khoá; sinh hoạt chủ nhiệm; sinh hoạt dưới cờ hay các phong trào của nhà trường,… để tuyên truyền GDHN cho HS nhận thức được tầm quan trọng của việc chọn ngành, chọn nghề, từ đó các em có những định hướng đúng về nghề nghiệp tương lai, qua đó nhằm khơi dậy động cơ tìm hiểu về ngành nghề của HS. Giới thiệu cho HS về những con đường hướng nghiệp để các em chủ động tiếp thu vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, từ đó các em có ý thức lựa chọn, có cơ sở khoa học cho hướng đi sau tốt nghiệp THPT.
Đối với cha mẹ học sinh: CMHS là nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến việc
quyết định chọn nghề của HS. Vì vậy, nhà trường cần tuyên truyền để CMHS nhận thức được mục đích và ý nghĩa của cơng tác GDHN trong trường THPT, giúp CMHS biết thêm thông tin về nghề nghiệp, xu hướng phát triển nghề nghiệp và sự phát triển KT-XH của địa phương, đất nước. Hình thức tuyên
truyền với lực lượng này cần phải được thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép nội dung ngắn gọn, dễ hiểu về GDHN trong các buổi họp CMHS do nhà trường tổ chức; các lớp học cộng đồng; ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp; các phương tiện thông tin đại chúng để tư vấn cho CMHS. Cần làm cho lực lượng này thay đổi nhận thức chạy theo bằng cấp, tư tưởng chọn trường, chọn ngành, chọn nghề có thu nhập cao và địa vị XH.
Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội: Phải tranh thủ
sự lãnh đạo của chính quyền địa phương trong các hoạt động giáo dục nói chung và GDHN nói riêng. Cần phải báo cáo và thơng tin cho chính quyền địa phương hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức tổ chức GDHN của nhà trường, để qua đó chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành, các đoàn thể, các cơ sở sản xuất phối hợp GDHN với nhà trường. Đồng thời cần phải làm cho chính quyền địa phương thấy được trách nhiệm của mình trong vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn quản lý mà học sinh THPT là những người sẽ bổ sung trong tương lai. Khi lực lượng này nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của GDHN cho HS thì sẽ góp phần khơng nhỏ vào thành cơng chung của GDHN vì đây chính là lực lượng hỗ trợ nhà trường liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan xí nghiệp, các ban ngành địa phương,... trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS phù hợp theo yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương.
- Cách thực hiện
Tổ chức học tập để quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về GDHN. Cụ thể như sau:
+ Nhà trường phải xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc tuyên truyền. Hiệu trưởng trực tiếp triển khai các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, phân tích những yêu cầu đổi mới của GDHN cho cán bộ, GV, Ban đại diện CMHS của nhà trường vào thời điểm đầu năm học. Đồng thời yêu cầu từng thành viên, tuỳ theo vị trí, nhiệm vụ được giao quán triệt quan điểm và vận dụng nội dung GDHN trong kế hoạch công tác của cá nhân, của tập thể.
+ Ban hướng nghiệp lập kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ, GV, HS và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính của các hoạt động GDHN trong trường học. Tuyên truyền, vận động các tổ chức XH có liên quan cùng tham gia vào công tác hướng nghiệp.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp: Tổ chức sinh hoạt với HS các nội dung về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của GDHN; kế hoạch và chương trình GDHN của các lớp; các hình thức GDHN. Nội dung này cần tiến hành từ học sinh khối mười và ngay từ đầu năm học để giúp HS có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của GDHN đối với bản thân và quan đó có thái độ nghiêm túc khi tham gia các nội dung về GDHN.
+ Đối với GV dạy các mơn văn hố, GV phụ trách hoạt động GDHN, GV dạy nghề, cán bộ Đoàn thanh niên trường học: Các thành viên trên phải có trách nhiệm GDHN thông qua các giờ dạy, các hoạt động của tổ chức đoàn thể.
+ Đối với học sinh: Tham gia tích cực, đầy đủ và ln chủ động trong các hoạt động, hình thức GDHN mà nhà trường tổ chức, để nâng cao nhận thức, kiến thức về GDNH từ đó có những định hướng đúng đắn về sự lựa chọn nghề trong tương lai.
+ Đối với CMHS: Chủ động phối hợp với nhà trường để nâng cao nhận thức về GDHN để cùng với nhà trường thực hiện cơng tác GDHN cho chính con em của mình. Thơng qua việc họp ban phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm sẽ lồng ghép các nội dung về GDHN để nâng cao nhận thức cho CMHS.
+ Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác: Chính quyền địa phương và các lực lượng khác phải tham gia cùng nhà trường trong các hoạt động GDHN được tổ chức tại nhà trường hoặc ở địa phương, cơ sở sản xuất,…Chính quyền địa phương phải tạo điều kiện để cán bộ làm cơng tác văn hố giáo dục ở xã, huyện được nâng cao kiến thức,
trình độ về GDHN để từ đó phối hợp với nhà trường thực hiện công tác GHDH cho học sinh trên địa bàn.
* Điều kiện đảm bảo
Hiệu trưởng nhà trường phải là người có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về GDHN. Hiệu trưởng phải quan tâm, có quyết tâm cao vượt mọi khó khăn khi chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này, khuyến khích động viên mọi người cùng tham gia.
Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch GDHN cho cả năm học vừa bao quát, cụ thể, khoa học, phù hợp với tình hình nhà trường.
Lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với vai trò, chức năng, trách nhiệm, đặc điểm của từng đối tượng; lựa chọn hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức GDHN gọn nhẹ, hiệu quả, ít tốn kém.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, CMHS, chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất trên địa bàn,… trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về GDHN cho học sinh.
3.2.2. Biện pháp 2: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia quản lý và giảng dạy hoạt động GDHN .
* Mục đích biện pháp
Xây dựng đội ngũ CBQL, GV có kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ làm công tác GDHN đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDHN trong nhà trường THPT; Bồi dưỡng nâng cao được chất lượng đội ngũ GV để tạo nên địn bẩy quan trọng, đưa cơng tác GDHN đạt được các mục tiêu.
* Nội dung và cách thực hiện - Nội dung thực hiện
Bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển GD và những quan điểm của Đảng về đổi mới giáo dục nói chung, GDHN nói riêng.
Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn GDHN, năng lực sư phạm và những kiến thức bổ trợ. Nội dung bồi dưỡng GV phải được tiến hành theo hướng phân hoá nội dung cho phù hợp với nhiệm vụ của từng cán bộ, GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối với đội ngũ CBQL
- Nâng cao thái độ trách nhiệm của người Hiệu trưởng trong quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động GDHN trong nhà trường.
- Kiến thức cơ bản về GDHN, quản lý GDHN trong nhà trường.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng các mơn học trong trường THPT.
Đối với GV dạy các mơn văn hố cơ bản
- Kiến thức cơ bản về hướng nghiệp.
- Kỹ năng lồng ghép những kiến thức hướng nghiệp vào bộ môn.
Đối với GV dạy môn Công nghệ, dạy nghề phổ thông
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho dạy Công nghệ, dạy nghề phổ thông để nâng cao năng lực thực hành bộ mơn, qua đó giúp HS bộc lộ xu hướng nghề.
- Kỹ năng lồng ghép những kiến thức hướng nghiệp vào bộ môn giúp HS chuẩn bị kỹ năng, kỹ xảo nghề, tạo ra sự thích ứng cấp thiết trong việc tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp của HS.
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động tham quan, ngoại khoá đối với những phần kiến thức liên quan đến môn học.
Đối với GV chủ nhiệm
- Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về hướng nghiệp cho học sinh.
- Bồi dưỡng cho GVCN cách tuyên truyền, vận động, thuyết phục CMHS, và HS; Năng lực giao tiếp với CMHS và HS trong việc tư vấn chọn nghề cho HS; Nănglực tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp; Năng lực tư vấn hướng nghiệp.
- Bồi dưỡng cho GVCN về mối quan hệ và cách phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường trong cơng tác chủ nhiệm và GDHN cho HS.
Đối với GV phụ trách hoạt động GDHN
- Bồi dưỡng kiến thức về nội dung GDHN: Thông tin về phương hướng phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động, về hệ thống giáo dục nghề nghiệp,...
- Bồi dưỡng phương pháp tổ chức hoạt động GDHN. Việc lựa chọn phương pháp chủ đạo cho mỗi bài dạy tùy thuộc vào mục đích, nội dung, đặc điểm bài dạy, thế mạnh của từng phương pháp, trình độ của từng GV và các điều kiện dạy học của nhà trường nhằm phát huy vai trò chủ thể nhận thức của HS trong quá trình học tập. Phương pháp tổ chức các hoạt động GDHN phải chú trọng vào các hoạt động tìm hiểu, nhận thức về nghề cho HS; trong đó phải tập trung vào các phương pháp tự hướng nghiệp cho HS.
- Bồi dưỡng cách thiết kế bài dạy theo từng chủ đề qui định trong chương trình hoạt động GDHN của Bộ GD&ĐT.
- Bồi dưỡng kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDHN ở trường THPT.
- Cách thức phối hợp với GV chủ nhiệm lớp trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS.
- Cách thực hiện
Hiệu trưởng triển khai cho GV học tập tinh thần các văn bản chỉ đạo về công tác GDHN trong nhà trường.
Hiệu trưởng có kế hoạch quy hoạch đội ngũ CBQL phụ trách công tác GDHN, GV phụ trách các chuyên đề hoạt động GDHN và cử tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về GDHN do Sở, Bộ GD&ĐT tổ chức. Thực hiện tốt việc triển khai các nội dung đã được tập huấn, bồi dưỡng tại nhà trường.
Tổ chức bồi dưỡng theo các chuyên đề, hội thảo, dự giờ, thăm quan thực tế, đề ra việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của GV về GDHN; Mời những người
có trình độ chun mơn giỏi về GDHN, quản lý GDHN, cán bộ địa phương, các