1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của quản lý giáo dục, hay có thể hiểu: Quản lý hoạt động GDHN là những tác động của
chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục ( Được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội) nhằm tuyên truyền, định hướng và tư vấn cho học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với xu thế đổi mới về sự phát triển chung về kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp tại địa phương.
Người quản lý phải xác định chính xác mục tiêu, nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp. Người quản lý phải xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Trên cơ sở đó tổng kết, rút kinh nghiệm để hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường ngày càng tốt hơn.
Ngoài ra người quản lý cũng phải cập nhật tình hình xã hội, nắm được nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương để có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
Quản lý hoạt động GDHN cần phải dựa trên nghiên cứu khoa học về nhu cầu thị trường lao động, đặc điểm và nhu cầu năng lực của thanh thiếu niên, chính sách, CSVC cho giáo dục và nhiều yếu tố khác nữa. Tránh được hiện tượng thừa thầy thiếu thợ mà một số quốc gia đang mắc phải và làm cho nguồn ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục và đào tạo khơng bị lãng phí. Đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH - HĐH đất nước.