Nghĩa của giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT cao bá quát, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

1.3. Giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng trung học phổ thông

1.3.1. nghĩa của giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

1.3.1.1. Ý nghĩa chính trị

Hướng nghiệp có tác dụng góp phần làm cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của trường phổ thông, nghĩa là cơng tác hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, hiện thực hóa đường lối giáo dục trong đời sống XH. Hướng nghiệp phải được coi là điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục. Hướng nghiệp sẽ tạo nên những yếu tố mới trong con người lao động- yếu tố cơ bản của việc tăng năng suất lao động XH. Làm tốt công tác hướng nghiệp, chúng ta sẽ có những lớp người đủ năng lực và phẩm chất cách mạng để tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Như vậy, công tác hướng nghiệp có ý nghĩa đối với sự triển khai chiến lược con người- một bộ phận của chiến lược kinh tế, khoa học và công nghệ.

1.3.1.2. Ý nghĩa kinh tế

Hoạt động GDHN luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó nâng cao năng xuất lao động của xã hội. Đặt thanh niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp cho họ phát huy được hết năng lực, sở trường lao động, phát triển những hứng thú nghề nghiệp, làm nẩy nở óc sáng tạo trong lao động. Làm như vậy nghề nghiệp không phải là nơi kiếm sống, mà là nơi thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, cống hiến sức lực và trí tuệ cho cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo ý nghĩa kinh tế của hướng nghiệp, trường phổ thông phải gắn mục tiêu đào tạo với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất, đi vào sự phân công lao động trong phạm vi cả nước và từng địa phương. Hướng nghiệp có nhiệm vụ quan trọng đối với công việc này, bởi vì thơng qua đó, hướng nghiệp là một trong những yếu tố làm đồng bộ hóa đội ngũ lao động nghề nghiệp, phân bố lại lực lượng lao động xã hội, chun mơn hóa tiềm năng lao động trẻ.

1.3.1.3. Ý nghĩa giáo dục

GDHN là một bộ phận của công tác giáo dục xã hội chủ nghĩa. Về phương diện này, hướng nghiệp là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của học sinh theo xu hướng phân công lao động xã hội. Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước cho thấy sự chọn nghề tự phát của thanh niên thường không phù hợp với hướng phát triển sản xuất và cơ cấu ngành nghề của xã hội. Vì vậy, tác động giáo dục trong q trình hướng nghiệp có ý nghĩa rất đặc biệt, kết quả cuối cùng cần đạt được là mỗi học sinh phải tự giác chọn nghề với ý thức đặt lợi ích của sự phát triển sản xuất lên nguyện vọng của cá nhân mình.

Hướng nghiệp với ý nghĩa giáo dục sẽ là một cơng việc góp phần vào việc cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của trường phổ thông. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trường phổ thông phải đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Tốt nghiệp trường phổ thơng, học sinh phải có năng lực tham gia một nghề ở địa phương hoặc tiếp tục học lên để sau này làm tốt một nghề. Như vậy, quá trình hướng nghiệp trong nhà trường không dừng lại ở sự giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp chung chung, mà phải hướng học sinh vào nghề nghiệp cụ thể, hoặc biết tự tạo việc làm phù hợp với khả năng và nhu cầu của xã hội.

1.3.1.4. Ý nghĩa xã hội

Hướng nghiệp có tác dụng điều chỉnh sự phân cơng lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bố lực lượng dân cư. HN kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất và dạy nghề có tác dụng làm hoạch định đời sống xã hội, góp phần tạo điều kiện để xã hội sử dụng có hiệu quả lực lượng học sinh phổ thơng ra trường trong lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế gia đình.

Để thanh thiếu niên đứng ngoài lao động nghề nghiệp và hơn nữa, đứng ngồi cơng ăn việc làm, xã hội sẽ gặp rất nhiều những vụ lộn xộn, tiêu cực do trẻ gây ra. Điều này không chỉ gây nên những lo âu cho người lớn, mà nguy hiểm hơn là tạo ra những thói hư, tật xấu của tuổi trẻ, từ đó dẫn đến tình trạng

suy thối nhân cách của những lớp người mới lớn. Hướng dẫn thanh niên chọn nghề, hình thành ở các em tinh thần yêu lao động, thái độ sẵn sàng tham gia lao động sản xuất, đóng góp sức lực, tài trí cho sự mở mang ngành nghề, phát triển kinh tế - đó là nội dung giáo dục rất cơ bản giúp thế hệ trẻ phấn chấn và tự giác chấp nhận sự phân công lao động xã hội, tin yêu chế độ XH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT cao bá quát, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)