Nội dung quản lý hoạt động dạy học GDTX cấp THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 32 - 39)

1.5. Quản lý hoạt động dạy học GDTX cấp THPT

1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học GDTX cấp THPT

Căn cứ vào nội dung quản lý HĐDH và nhiệm vụ của TTGDTX có thể xác định nội dung quản lý HĐDH GDTX cấp THPT bao gồm:

* Phân công giảng dạy cho giáo viên

Yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường đó là giáo viên phải phát huy được tối đa năng lực, sở trường của bản thân trong công tác giảng dạy. Việc phân công giáo viên giảng dạy là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của một tổ chức. Người quản lý cần nắm vững chất lượng đội ngũ, hiểu được mặt mạnh, mặt yếu, hồn cảnh gia đình, của từng thành viên trong đơn vị; lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ mà phân công một cách khoa học, hợp lý. Từ đó sẽ sử dụng đúng người vào đúng việc, giúp cho giáo viên tự tin trong cơng tác, có trách nhiệm hơn trong cơng việc.

Trong tình hình hiện nay, hầu hết các TTGDTX đội ngũ giáo viên trong biên chế thiếu, còn phải hợp đồng thỉnh giảng. Việc phân công giảng dạy cho giáo viên vừa đáp ứng u cầu cơng việc, vừa phù hợp với trình độ năng lực, với nguyện vọng cá nhân không phải là điều dễ dàng.

Cần quán triệt quan điểm phân công giáo viên theo chuyên môn đã được đào tạo, theo yêu cầu của nhà trường, đảm bảo chất lượng chuyên môn chung. Song cũng phải tin tưởng vào sự cố gắng vươn lên của từng giáo viên, không định kiến. Phân công giáo viên cần thận trọng, khéo léo sao cho công bằng, khách quan, đạt hiệu quả giáo dục cao.

Phân công giảng dạy còn phải xuất phát từ quyền lợi học tập của học viên và chú ý tới khối lượng công việc của từng giáo viên sao cho hợp lý.

Khi phân công giảng dạy cho giáo viên, người quản lý cần lưu ý:

- Nghiên cứu kỹ từng đối tượng giáo viên để nắm bắt được khả năng, nguyện vọng, sở trường của từng người.

- Phối hợp chặt chẽ giữa CBQL với tổ trưởng chuyên môn để dự kiến phân công.

- Ra quyết định phân công giảng dạy cho từng giáo viên và chỉ thay đổi trong những trường hợp thực sự cần thiết.

* Quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình dạy học

Xây dựng kế hoạch giảng dạy là việc xác định mục tiêu công tác của mỗi giáo viên dựa trên tình hình học tập của học viên theo từng khối lớp.

Người quản lý trước khi hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cần phân tích cụ thể tình hình trường lớp, tình hình giáo viên và học viên. Từ đó giáo viên xác định dúng mục tiêu để xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp và hiệu quả nhất. Phải thường xuyên kiểm tra và đôn đốc giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy để đảm bảo chất lượng giảng dạy và nâng cao hiệu quả giáo dục.

Chương trình dạy học là văn bản pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành, quy định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học các mơn, thời gian dạy học từng môn nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu cấp học. Là căn cứ pháp lý để các cấp quản lý tiến hành chỉ đạo, giám sát hoạt động dạy học của các TTGDTX. Đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý để quản lý giáo viên theo yêu cầu mà BGD đã đề ra cho từng cấp học.

Để giáo viên nắm vững chương trình dạy học, cần phải:

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, những sửa đổi trong chương trình sách giáo khoa mới, những vấn đề mới trong chương trình dạy học để thống nhất thực hiện sao cho sát với đối tượng người học nhằm mang lại hiệu quả trong dạy học.

- Ban giám đốc, tổ trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên xây dựng chương trình dạy học mơn học do mình phụ trách, cân đối các hoạt động trong năm học, bố trí thời gian hợp lý, khoa học để giáo viên thực hiện đầy đủ chương trình năm học.

- Theo dõi việc thực hiện chương trình dạy học thơng qua: Thời khóa biểu, giáo án, sổ ghi đầu bài, sổ kế hoạch dạy học của giáo viên, của tổ trưởng để có kế hoạch điều chỉnh thời gian khi cần sao cho chương trình được thực hiện đều ở các khối, lớp.

* Quản lý việc soạn bài chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Chất lượng của giờ giảng trên lớp phụ thuộc rất nhiều vào việc soạn bài và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho bài giảng. Cần chỉ đạo sát sao việc soạn bài và chuẩn bị các thiết bị dạy học cần thiết:

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình mơn học được phân cơng. Trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng môn học theo hướng dẫn của Bộ, của Sở.

- Thường xuyên thanh kiểm tra việc cập nhật bài soạn của giáo viên theo định kỳ hoặc đột xuất để nắm thơng tin về việc thực hiện chương trình, nội dung bài soạn có đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay hay không.

- Thông qua việc dự giờ trên lớp để đánh giá kết quả việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên.

- Sau khi kiểm tra phải tổ chức rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn để cải tiến việc soạn, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

* Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên

Chất lượng giờ lên lớp của giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. Việc soạn bài và chuẩn bị những thiết bị cần thiết cho giờ lên lớp của giáo viên chỉ mang lại hiệu quả cao khi được giáo viên thực hiện thành cơng trên lớp, ngồi việc thực hiện những thao tác đã chuẩn bị, giáo viên cần phải linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra. Muốn quản lý có hiệu quả cần:

- Chỉ đạo xây dựng thời khoá biểu khoa học, hợp lý giữa các buổi học, môn học. Trong công tác chun mơn, thời khố biểu là cơ sở pháp lý để xây dựng, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển HĐDH trong ngày, trong tuần, tạo nên bầu khơng khí sư phạm ở trung tâm.

- Phổ biến nội dung cơ bản tiêu chuẩn giờ lên lớp để mọi giáo viên đều nắm được và thực hiện.

- Có kế hoạch dự giờ, thăm lớp theo định kỳ hoặc đột xuất, đảm bảo trong năm học tất cả các giáo viên phải được dự giờ ít nhất một lần. Cần quan tâm và dự giờ nhiều hơn đối với những giáo viên mới ra trường, giáo viên có trình độ chun mơn yếu, giáo viên hợp đồng thỉnh giảng.

- Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp, ngay từ đầu năm học cần phải tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch tổ chức tốt các chuyên đề về giờ lên lớp như: hội thảo đổi mới chương trình, đổi mới PPDH, các tình huống ứng xử sư phạm, tổ chức dạy mẫu, tổ chức hội giảng. Cần chú ý khi xây dựng kế hoạch và tổ chức các chuyên đề là biết chọn những đề tài thiết thực đối với tình hình cụ thể của trung tâm, phải chuẩn bị chu đáo khi thực hiện từng chuyên đề đó.

*Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới PPDH là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học viên trong học tập. Rèn luyện khả năng tư duy, khả năng tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đổi mới PPDH thông qua:

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu học tập, ứng dụng những lý luận, học hỏi về phương pháp, qua học bồi dưỡng hè do Sở GD&ĐT tổ chức, qua hội thảo chuyên đề, qua trao đổi kinh nghiệm.

- Quy định thực hiện các quy chế, đảm bảo chất lượng sinh hoạt tổ chuyên mơn, trao đổi những vấn đề khó dạy trong chương trình, tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.

- Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm những đơn vị trong cùng ngành học GDTX thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.

- Nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ sư phạm và tìm tịi phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với đối tượng người học.

*Quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

KT-ĐG học viên là khâu quan trọng của q trình dạy học. Nó có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng HĐH và hoạt động dạy. Để làm được

điều này người quản lý cần nắm chắc tình hình của giáo viên trong việc KT- ĐG kết quả học tập của học viên với các nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng tháng, nửa học kì, cả học kì, kiểm tra đột xuất.

- Kiểm tra việc thực hiện tiến độ cho điểm, cơ số điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với từng môn học.

- Kiểm tra việc chấm, chữa, trả bài đúng thời hạn, thời gian quy định cho học viên.

- Kiểm tra việc đánh giá xếp loại học viên cuối kì, cuối năm theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo chương trình GDTX cấp THCS và THPT(QĐ số 02/2007/QĐ-BGDDT ngày 23 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; TT số 58/2011/TT-BGDDT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).

*Quản lý hồ sơ của giáo viên

Hồ sơ, sổ sách của giáo viên là cơ sở pháp lý phản ánh một cách khách quan kết quả chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp và việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Thông qua quản lý hồ sơ, người quản lý nắm chắc hơn các hoạt động chuyên môn của giáo viên và việc thực hiện các quy chế, nề nếp chuyên môn của giáo viên theo các yêu cầu đã đề ra.

Để quản lý tốt hồ sơ của giáo viên, cần quy định nội dung và thống nhất các loại mẫu, cách ghi chép từng loại hồ sơ, có kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơ theo từng tổ chuyên môn.Trong phạm vi hoạt động dạy của giáo viên, hồ sơ cần có: Kế hoạch giảng dạy bộ môn, sổ báo giảng, sổ bài soạn, sổ ghi điểm, sổ dự giờ, sổ lưu đề kiểm tra. sổ tự bồi dưỡng CM, ...

* Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn giúp giáo viên làm việc theo một sự thống nhất, có kế hoạch đồng thời sinh hoạt tổ chuyên môn là dịp để đội ngũ giáo viên trao đổi, học tập kinh nghiệm và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy. Vì vậy, để quản lý tốt sinh hoạt tổ chuyên môn cần:

- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức tốt nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn - Tăng cường, khuyến khích các nội dung sinh hoạt theo chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy

- Tạo được khơng khí dân chủ, bình đẳng, tích cực, tạo thói quen trong sinh hoạt tổ chun mơn, nhằm phát huy trí tuệ tập thể.

* Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

Một vấn đề cũng rất quan trọng trong quản lý HĐDH là quản lý việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên và CBQL. Người quản lý đơn vị cần tạo nên động lực của việc tự học, bồi dưỡng của đội ngũ bằng cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa về thời gian và kinh phí. Đồng thời CBQL đơn vị phải là người gương mẫu, đi đầu trong công tác tự học, tự bồi dưỡng. Cụ thể:

- Đảm bảo 100% số GV được bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ. - Có kế hoạch, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên đi đào tạo để đạt trên chuẩn.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề của giáo viên, kịp thời phát hiện những giáo viên có khả năng để bồi dưỡng thành những giáo viên nịng cốt trong các tổ chun mơn, đồng thời nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu trong giáo viên để có biện pháp khắc phục.

- Để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ tại chỗ cho giáo viên, cần có những kế hoạch, quy định cụ thể về việc tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.

- CBQL trung tâm phải là người đi đầu trong việc tự học tự bồi dưỡng, đổi mới tư duy của chính mình, vừa tạo điều kiện cho đội ngũ cùng đổi mới tư duy HĐDH. Sự quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng giáo viên sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

*Quản lý hoạt động học của học viên

Quản lý HĐH của học viên là quản lý động cơ, thái độ học tập, quản lý phương pháp học tập ở trong trung tâm cũng như ở ngoài trung tâm. Cần tạo điều kiện để học viên hình thành phương pháp tự học, rèn kỹ năng tự học theo

thói quen, ý chí tự học, phương pháp đọc sách, phương pháp tự ngiên cứu... nhằm khơi dậy lòng say mê, thái độ học tập, bộc lộ và phát triển năng lực trong học viên. Để quản lý tốt hoạt động học của học viên cần phải:

- Tạo động lực và động cơ học tập cho học viên; Động viên, kích thích sự nỗ lực, lòng say mê học tập và tạo niềm tin cho học viên;

- Khách quan, công bằng trong KT-ĐG, xếp loại và TĐKT;

- Tổ chức chỉ đạo việc bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng học và tự học cho học viên thông qua HĐDH trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Xây dựng và tổ chức tốt các phong trào, hoạt động....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 32 - 39)