2.3. Thực trạng quản lý HĐDH cấp THPT ở trung tâm GDTX Ba Vì
2.3.9. Thực trạng nhóm biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao trình
chuyên môn, nghiệp vụ
Bảng 2.16. Mức độ nhận thức, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ
T T
Nhóm biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ
Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
điểm X Thứ bậc điểm X Thứ bậc điểm X Thứ bậc 1
Quản lý việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ thông qua sổ bồi dưỡng chuyên môn
87 2,64 3 74 2,24 3 79 2,39 1
2
Hỗ trợ thời gian, kinh phí cho GV đi học nâng cao trình độ
94 2,85 1 76 2,30 2 78 2,36 2
3
Tổ chức hiệu quả việc thao giảng, dự giờ học tập kinh nghiệm đồng nghiệp theo định mức quy định 85 2,58 4 84 2,55 1 70 2,12 4 4 Chọn cử GV đi học các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ theo đúng chun mơn
Bảng kết quả khảo sát trên cho thấy phần đông CBQL và GV đều nhận thức nhóm biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở mức độ rất cần thiết. Cả 4 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao. Tuy vậy mức độ thực hiện chỉ là thi thoảng và hiệu quả của biện pháp chỉ đạt mức trung bình. Thực tế đó u cầu CBQL trung tâm cần dành nhiều thời gian, công sức hơn cho biện pháp này.
Biện pháp 1 được đánh giá ở mức độ rất cần thiết khá cao với X = 2,64.
Đây là biện pháp rất cần thiết đối với đội ngũ GV, bởi vì GV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng sẽ giúp họ tự tin trong giảng dạy. Việc thực hiện chỉ được đánh giá là thi thoảng và hiệu quả của biện pháp là trung bình. Căn cứ này cho thấy việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác tự bồi dưỡng chưa được CBQL trung tâm quan tâm nhiều.
Hầu hết CBQL, GV đồng tình ở mức độ cần thiết đối với biện pháp hỗ trợ kinh phí cho GV đi học nâng cao trình độ và biện pháp chọn cử GV đi học lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ theo đúng chun mơn. Tuy nhiên việc thực hiện chỉ đạt mức độ thi thoảng và hiệu quả của các biện pháp này chưa cao. Căn cứ này đòi hỏi CBQL cần thực sự chú trọng đến việc bồi dưỡng phát triển đội ngũ.
Biện pháp 3 cũng được đa số CBQL và giáo viên nhận thức ở mức độ cần thiết. Đây là công việc dễ thực hiện, qua dự giờ đồng nghiệp sẽ giúp giáo viên trao đổi, học tập được những kinh nghiệm hay trong giảng dạy và quản lý học viên đồng thời góp ý những mặt hạn chế cho đồng nghiệp và chính bản thân.
Thực trạng kết quả khảo sát trên yêu cầu CBQL trung tâm cần tìm ra những biện pháp phù hợp và điều chỉnh sao cho có sự đồng nhất về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện và hiệu quả của các biện pháp trong việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ.