Thực trạng nhóm biện pháp chỉ đạo việc phân công giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 48 - 50)

2.3. Thực trạng quản lý HĐDH cấp THPT ở trung tâm GDTX Ba Vì

2.3.1. Thực trạng nhóm biện pháp chỉ đạo việc phân công giảng dạy

- Biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học - Biện pháp quản lý việc soạn bài chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên - Biện pháp quản lý nề nếp giờ dạy trên lớp

- Biện pháp Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học

- Biện pháp quản lý thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn - Biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV - Biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

- Biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ - Biện pháp quản lý hoạt động học của học viên

2.3.1. Thực trạng nhóm biện pháp chỉ đạo việc phân công giảng dạy cho giáo viên giáo viên

Bảng 2.8. Mức độ nhận thức, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của việc thực hiện phân công giảng dạy cho giáo viên

TT

Nhóm biện pháp chỉ đạo việc phân công

giảng dạy cho GV

Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả X Thứ bậc  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1

Phân công GV theo đúng chuyên ngành đào tạo

96 2,91 2 99 3,0 1 75 2,27 4

2

Phân cơng theo trình độ đào tạo, năng lực và nguyện vọng cá nhân

99 3,0 1 83 2,52 2 88 2,67 1

3

Phân công theo đề nghị của tổ chuyên môn

93 2,82 4 63 1,91 5 80 2,42 2

4 Phân công dựa vào

ĐK thực tế của đơn vị 94 2,85 3 65 1,97 4 76 2,30 3

5

Phân công dựa vào kết quả giảng dạy trước đó

90 2,73 5 76 2,30 3 72 2,18 5

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy mức độ nhận thức về sự cần thiết của nhóm biện pháp phân cơng giảng dạy cho giáo viên là cao. Mức độ cần thiết của cả 5 biện pháp đều cao.

Về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả Có 2/5 biện pháp chiếm 40% các biện pháp có điểm X > 2,34; có 3/5 biện pháp chiếm 60% các biện pháp có điểm X < 2,34 điều đó có nghĩa là nhóm biện pháp phân cơng giảng dạy cho giáo viên chưa đạt hiệu quảcao.

Hầu hết CBQL, GV được hỏi ý kiến đều cho rằng khi phân công nhiệm vụ phải dựa vào điều kiện thực tế của đơn vị. Làm như vậy sẽ khắc phục được tình trạng cơ cấu GV ở một số môn chưa đồng bộ, đảm bảo sự công bằng về định mức lao động của GV. Tuy nhiên khi thực hiện và hiệu quả thực hiện chỉ đạt ở mức trên trung bình. Việc thực hiện căn cứ này chưa có hiệu quả vì cơ cấu đội ngũ giữa các bộ mơn chưa phù hợp. Dựa vào căn cứ này yêu cầu CBQL cần tìm ra những biện pháp phù hợp trong việc phân công nhiệm vụ cho đội ngũ.

Khi phân cơng giảng dạy cho GV, CBQL thường cho rằng ngồi các căn cứ đã nêu trên cũng cần căn cứ vào kết quả giảng dạy của GV ở những năm học trước. Điểm của biện pháp này ở mức độ rất cần thiết là khá cao X = 2,73.

* Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nhóm các biện pháp quản lí, phân cơng giảng dạy cho giáo viên có mối tương quan thuận. Điều đó có nghĩa là các biện pháp được đánh giá là cần thiết thì có mức độ thực hiện tương ứng.

* Mối tương quan thuận giữa mức độ thực hiện và hiệu quả của các biện pháp trong nhóm biện pháp quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên khơng cao. Điều đó cho thấy mức độ thực hiện các biện pháp quản lý không tương ứng với mức độ hiệu quả của các biện pháp quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên. Đây là vấn đề mà CBQL trung tâm cần quan tâm để tăng cường hiệu quả các biện pháp quản lí trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 48 - 50)