Thực trạng nhóm biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 61 - 62)

2.3. Thực trạng quản lý HĐDH cấp THPT ở trung tâm GDTX Ba Vì

2.3.8. Thực trạng nhóm biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Bảng 2.15. Mức độ nhận thức, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả

của nhóm biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chun mơn

T T

Nhóm biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả X Thứ bậc  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1

Duyệt kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn từ đầu năm học 96 2,91 1 88 2,67 1 74 2,24 2 2 Tổ chức thực hiện các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng HĐDH 94 2,85 2 73 2,21 3 70 2,12 3 3 Quản lý nề nếp, chất lượng các buổi sinh họat chuyên môn

91 2,76 3 76 2,30 2 79 2,39 1

Theo kết quả điều tra cho thấy mức độ nhận thức về sự cần thiết của nhóm biện pháp quản lý synh hoạt tổ chuyên môn khá cao. Mức độ cần thiết của cả 3 biện pháp đều cao. Việc tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ giúp giáo viên làm việc theo một sự thống nhất, có kế hoạch, đồng thời qua sinh hoạt tổ chuyên môn là dịp để giáo viên trao đổi, học tập kinh nghiệm và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy. Mặc dù vậy việc tổ chức thực hiện chỉ có 1/3 biện pháp chiếm 3,33% ở mức thường xuyên và hiệu quả của biện pháp chỉ dừng ở mức trung bình.

Đa số CBQL và GV được hỏi ý kiến đều cho rằng việc duyệt kế hoạch tổ chuyên môn từ đầu năm học là rất cần thiết. Làm như vậy sẽ giúp giáo viên có được mục tiêu, kế hoạch cụ thể theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Việc thực hiện căn cứ này chưa có hiệu quả vì việc duyệt kế hoạch đơi khi cịn mang tính hình thức, chưa chú ý nhiều đến tính hiệu quả.

Biện pháp tổ chức thực hiện các chuyên đề nâng cao chất lượng HĐDH và biện pháp quản lý nề nếp, chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn được đánh giá là rất cần thiết. Nó giúp cho đội ngũ GV nhất là GV hợp đồng, thỉnh giảng chưa có kinh nghiệm có điều kiện để trao đổi, học tập kinh nghiệm. Song các biện pháp này chỉ thực hiện ở mức thi thoảng và hiệu quả ở mức trung bình. Điều này cho thấy CBQL chưa dành nhiều thời gian quản lý lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 61 - 62)