Thực trạng nhóm biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 53 - 54)

2.3. Thực trạng quản lý HĐDH cấp THPT ở trung tâm GDTX Ba Vì

2.3.3. Thực trạng nhóm biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị

lớp của giáo viên

Bảng 2.10. Mức độ nhận thức, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

TT

Nhóm biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả X Thứ bậc  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1 Quy định thực hiện soạn bài

theo chuẩn KTKN 95 2,88 3 94 2,85 2 89 2,70 3

2

Chỉ đạo tổ CM thường xuyên tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề

76 2,30 5 85 2,58 4 75 2,27 5

3

Kiểm tra góp ý nội dung bài soạn, dự kiến việc lựa chọn, sử dụng các PP, phương tiện dạy học theo yêu cầu đổi mới, bám sát chuẩn KT, kĩ năng

98 2,97 1 90 2,73 3 92 2,79 1

4

Phối hợp với tổ, nhóm CM, lập kế hoạch và tổ chức KT việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên

96 2,91 2 83 2,52 5 90 2,73 2

5

Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ làm một căn cứ để xếp loại giáo viên

94 2,85 4 95 2,88 1 84 2,55 4

Qua bảng khảo sát trên cho thấy có 4 trên 5 biện pháp được đánh giá ở mức rất cần thiết. Bên cạnh đó việc tổ chức thực hiện các biện pháp cũng đạt mức thường xuyên và hiệu quả của biện pháp đạt loại tốt. Qua đây cho thấy

CBQL và GV đều nhận thức tốt về tầm quan trọng của nhóm biện pháp này và tổ chức, thực hiện tốt nền nếp chuyên môn. Tuy vậy, ở biện pháp: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề chỉ đạt mức cần thiết với điểm X = 2,30, nhưng mức độ thực hiện lại thường xuyên và đạt X = 2,58, hiệu quả đạt được cịn ở mức trung bìnhX = 2,27. Kết quả cho thấy việc chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn của các tổ đạt hiệu quả chưa cao, việc nghiên cứu tài liệu của giáo viên chưa thường xuyên, chưa thực sự hiệu quả nên việc soạn bài chưa phù hợp với đối tượng người học. Đây là vấn đề cần khắc phục trên cơ sở những biện pháp phù hợp hơn để mang lại hiệu quả trong HĐDH.

Biện pháp sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ làm một căn cứ để xếp loại GV được đánh giá ở mứ cần thiết cao, mức độ hiệu quả cũng đạt tốt. Điều đó chứng tỏ việc nhận thức và tổ chức thực hiện biện pháp này ở trung tâm là khá tốt, cần phát huy trong thời gian tới.

Đa số CBQL và GV nhận thức ở mức rất cần thiêt với biện pháp quy định thực hiện soạn bài theo cấu trúc đã thống nhất thông qua bồi dưỡng hè và biện pháp phối hợp với các tổ chuyên môn lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, góp ý việc soạn bài, chuẩn bị bài của GV. Đồng thời mức độ thực hiện của 2 biện pháp cũng ở mức thường xuyên và mức độ hiệu quả tốt. Điều này cho thấy CBQL trung tâm đã có sự chỉ đạo thống nhất cao việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)