Thực trạng nhóm biện pháp quản lý việc thực hiện chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 50 - 53)

2.3. Thực trạng quản lý HĐDH cấp THPT ở trung tâm GDTX Ba Vì

2.3.2. Thực trạng nhóm biện pháp quản lý việc thực hiện chương

Bảng 2.9. Mức độ nhận thức, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học

T T Nhóm biện pháp quản việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học Mức độ cần thiết Mức độ thực

hiện Mức độ hiệu quả

 điểm X Thứ bậc  điểm X Thứ bậc  điểm X Thứ bậc 1

Quản lý giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình, khơng được tùy tiện thay đổi, cắt xén, dồn ép

99 3,0 1 85 2,58 2 75 2,27 4

2 Duyệt kế hoạch dạy theo

từng tuần 84 2,55 5 72 2,18 5 72 2,18 5

3

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình thơng qua dự giờ, giáo án, TKB, sổ kế hoạch giảng dạy

88 2,67 4 78 2,36 4 76 2,30 3

4

Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua các biên bản kiểm tra của tổ, nhóm chuyên môn 95 2,88 3 80 2,42 3 84 2,55 2 5 Phối hợp với phụ trách CM, các tổ trưởng để quản lý chương trình 97 2,94 2 85 2,58 1 86 2,61 1

Kết quả điều tra cho thấy mức độ nhận thức về sự rất cần thiết của CBQL và GV đối với nhóm biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy là khá cao. Điều này cho thấy nhận thức của CBQL và GV về cả 5 biện pháp ở mức độ rất cần thiết với điểm số cao. Biện pháp duyệt kế hoạch dạy theo tuần thấp nhất cũng đạt X = 2,55.

Việc quán triệt yêu cầu đội ngũ GV thực hiện nghiêm túc chương trình, khơng được tùy tiện thay đổi, cắt xén, dồn ép nội dung chương trình được 100% CBQL và GV nhận thức ở mức rất cần thiết với X = 3,00. Điều này cho thấy tất cả CBQL và GV ở trung tâm đều hiểu chương trình mà Bộ GD&ĐT ban hành mang tính pháp lý mà CBQL trung tâm phải có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc. Mức độ thực hiện là thường xuyên và mức độ hiệu quả được đánh giá đạt mức trung bình. qua đó thấy q trình tổ chức thực hiện được quản lý sát sao, mang tính liên tục, song hiệu quả chưa cao.

Việc duyệt kế hoạch dạy theo tuần của giáo viên được đa số CBQL , GV nhận thức ở mức rất cần thiết. Tuy nhiên, đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả còn thấp. Thực tế này cho thấy CBQL trung tâm chưa thực sự quan tâm đến tổ chức quản lý việc duyệt kế hoạch dạy học.

Ở biện pháp 3 và 4, Phần lớn CBQL và GV đều nhận thấy là rất cần thiết. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện và mức độ hiệu quả chưa tương sứng với mức độ cần thiết, điều này đòi hỏi CBQL trung tâm cần tăng cường hơn nữa việc quản lý thực hiện chương trình.

Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua các biên bản kiểm tra của tổ, nhóm chun mơn được đánh giá ở mức rất cần thiết cao với X = 2,88. Việc thông qua việc kiểm tra của các tổ chuyên môn và phản ánh của các thành viên trong hội đồng giúp Giám đốc nắm bắt kịp thời các thông tin và đánh giá khách quan hơn việc thực hiện chương trình của đội ngũ. Mức độ thực hiện là thường xuyên và mức độ hiệu quả đạt mức tốt.

Dựa vào căn cứ này đòi hỏi CBQL trung tâm cần quan tâm điều chỉnh sao cho có sự đồng nhất về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện và hiệu quả của các biện pháp trong nhóm biện pháp quản lí việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 50 - 53)