Thực trạng nhóm biện pháp quản lý nề nếp giờ dạy trên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 54 - 56)

2.3. Thực trạng quản lý HĐDH cấp THPT ở trung tâm GDTX Ba Vì

2.3.4. Thực trạng nhóm biện pháp quản lý nề nếp giờ dạy trên lớp

Bảng 2.11. Mức độ nhận thức, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp

TT Nhóm biện pháp quản lý

nề nếp giờ dạy trên lớp

Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả X Thứ bậc  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1

Quản lý giờ lên lớp thông qua TKB, kế hoạch giảng dạy.

91 2,76 5 85 2,58 3 70 2,12 5

2

Dự giờ định kì, đột xuất, có khảo sát chất lượng giờ dạy. Góp ý, đánh giá giờ dự theo yêu cầu đổi mới dạy học.

97 2,94 3 81 2,45 4 85 2,58 1

3 Quy định cụ thể việc thực

hiện nề nếp dạy học 99 3,0 1 93 2,82 2 75 2,27 3

4

Lấy kết quả thực hiện nề nếp giờ lên lớp làm một tiêu chuẩn đánh giá thi đua.

98 2,97 2 76 2,30 5 72 2,18 4

5 Phân công dạy thay, dạy

bù kịp thời 93 2,82 4 94 2,85 1 80 2,42 2

Qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết mọi người đều cho rằng biện pháp quản lý nề nếp dạy học là ở mức độ rất cần thiết. Cả 5 biện pháp được đánh giá ở mức rất cần thiết với điểm số rất cao. Đặc biệt biện pháp 3 có điểm số tuyệt đối X = 3,00. Điều này cho thấy CBQL nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp. Mức độ thực hiện là thường xuyên. Mặc dù vậy, biện pháp đưa việc thực hiện nền nếp giờ lên lớp thành một tiêu chuẩn thi đua có mức độ thực hiện chỉ là thỉnh thoảng với điểm số X = 2,30. Hiệu quả quản lý chỉ đạt mức trung bình. Qua đây cho thấy, mặc dù đã thực hiện thường xuyên các biện pháp song các biện pháp đó chưa thật sự hợp lý dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Đa số CBQL và giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc Quản lý giờ lên lớp thông qua TKB, kế hoạch giảng dạy; việc dự giờ định kì, đột xuất, có khảo sát chất lượng giờ dạy. Góp ý, đánh giá giờ dự theo yêu cầu đổi mới dạy học là rất cần thiết. Dựa vào căn cứ này cho thấy CBQL của trung tâm đã chỉ đạo thực hiện biện pháp rất thường xuyên. Mặc dù vậy hiệu quả của biện pháp này cũng chỉ đạt mức trung bình.

Quản lý việc phân cơng dạy thay, dạy bù kịp thời khi giáo viên ốm, đi cơng tác hay có việc bận đột xuất xin nghỉ được mọi người đánh giá là rất cần thiết, việc thực hiện biện pháp này đạt ở mức độ thường xuyên, do vậy hiệu quả cũng đạt loại tốt.

Kết quả trên đòi hỏi CBQL trung tâm cần quan tâm điều chỉnh sao cho có sự đồng nhất về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện và hiệu quả của các biện pháp trong nhóm nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong HĐDH ở trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 54 - 56)