Thực trạng nhóm biện pháp Quản lý việc kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 59 - 61)

2.3. Thực trạng quản lý HĐDH cấp THPT ở trung tâm GDTX Ba Vì

2.3.7. Thực trạng nhóm biện pháp Quản lý việc kiểm tra đánh giá

học tập của học viên

Bảng 2.14. Mức độ nhận thức, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của nhóm biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

T T

Nhóm biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả X Thứ bậc  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1 Hướng dẫn GV các văn bản, quy định chế độ cho điểm, kiểm tra, đánh giá xếp loại học viên

97 2,94 1 84 2,55 2 76 2,30 2

2

Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn thực hiện kiểm tra định kì và đột xuất cơ số điểm theo quy định.

90 2,73 4 76 2,30 4 84 2,55 1

3

Kiểm tra việc chấm, trả bài cho học viên theo đúng quy chế

88 2,67 5 76 2,30 5 71 2,15 5

4

Chỉ đạo, tổ chức việc ra đề, coi, chấm thi học kì nghiêm túc. Xử lý nghiêm các trường hợp học viên vi phạm quy chế kiểm tra.

93 2,82 3 86 2,61 1 75 2,27 3

5

Tổ chức rút kinh nghiệm, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá và thi học kì.

Qua kết quả điều tra cho thấy mức độ nhận thức về sự rất cần thiết của CBQL, GV của trung tâm về biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên là khá cao. Điều đó chứng tỏ nhận thức của CBQL về quản lý biện pháp là rất tốt. Mức độ thực hiện là thường xuyên và hiệu quả khá tốt.

Hầu hết các CBQL, GV đều nhận thức ở mức rất cần thiết của việc phổ biến các văn bản, quy định về chế độ cho điểm, kiểm tra, xếp loại học viên. Mức độ thực hiện là thường xuyên, song kết quả của biện pháp chỉ đạt mức trung bình.

Khi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên, CBQL và giáo viên thường cho rằng phải kiểm tra việc cho điểm và đánh giá học viên dưới nhiều hình thức khác nhau là rất cần thiết. Đây là cơ sở để CBQL trung tâm nắm bắt được kịp thời tình hình chất lượng học tập bộ mơn của HV, Việc thực hiện các biện pháp này chỉ dừng ở mức thi thoảng, song kết quả của biện pháp đạt hiệu quả khá tốt. Điều này cho thấy các biện pháp chỉ đạo xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc cho điểm và đánh giá xếp loại HV có tính khả thi khá cao.

Đa số mọi người cho rằng biện pháp kiểm tra việc chấm trả bài cho HV theo đúng quy chế là cần thiết. Thông qua kết quả kiểm tra học viên tự đánh giá được mức độ nỗ lực học tập của mình, từ đó rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh thái độ học tập của bản thân.

Biện pháp 4 được nhận thức ở mức độ rất cần thiết. Thông qua biện pháp này nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của HV, chất lượng giảng dạy của GV đồng thời đưa việc kiểm tra, thi cử đi vào nền nếp, không gây căng thẳng, áp lực với người dạy và người học.

Thực tế kết quả khảo sát nhóm biện pháp trên trên cho thấy: để việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên được chính xác, khách quan thì người quản lý trung tâm cần quan tâm điều chỉnh sao cho có sự đồng nhất về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện và hiệu quả của các biện pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 59 - 61)