Vài nét về tình hình Kinh tế Xã hội và giáo dục của huyện Ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 42 - 43)

2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội

*Vị trí địa lý: Ba Vì là một Huyện bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đơ Hà Nội với diện tích tự nhiên là 424 km2 chia thành 3 vùng địa hình rõ rệt: Vùng núi, đồi gò và đồng bằng. Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26/7/1968 trên cơ sở hợp nhất ba huyện Quảng Oai, Bất Bạt và Tùng Thiện. Thời kỳ 1975-1978 thuộc tỉnh Hà sơn Bình; từ 1978 đến 1991 thuộc thành phố Hà Nội; từ 1991 đến 2008 thuộc tỉnh Hà Tây; từ 01/8/2008 đến nay thuộc thành phố Hà Nội. Huyện có 31 đơn vị hành chính bao gồm 30 xã và một thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi và 01 xã giữa sơng.

*Về dân số: Ba Vì là một huyện có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. Tồn huyện có trên 265 nghìn người gồm ba dân tộc: Kinh, Mường, Dao cùng chung sống ( trên 2,2 vạn người thuộc dân tộc Mường và Dao).

*Về kinh tế xã hội: Trong những năm gần đây, nhất là Từ khi sát nhập vào thành phố Hà Nội ngày 01 tháng 8 năm 2008 Ba Vì có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 8 - 13%, trong đó nơng nghiệp chiếm tỉ trọng 55%, dịch vụ và du lịch 37%, công nghiệp xây dựng 8%.

Cơ sở vật chất trường lớp, trạm y tế được đầu tư. Hầu hết các trường học, trạm y tế đã và đang được kiên cố hóa, với chương trình 134, 135, 100% xã đã có trạm y tế và 90% trạm y tế xã có bác sĩ phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên về cơ bản, Ba Vì vẫn là một huyện nghèo của thành phố Hà Nội, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung của Thành phố. Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư, song cịn thiếu và xuống cấp. Trình độ cán bộ cơ sở

hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong quản lý và điều hành phát triển KT-XH.

2.1.2. Vài nét về tình hình giáo dục

Trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay có 7 trường THPT (trong đó có 01 trường PT dân tộc nội trú và 02 trường tư thục), 01 trung tâm GDTX; 33 trường THCS, 35 trường tiểu học và 37 trường mầm non. 100% xã và thị trấn đã có trung tâm học tập cộng đồng. Trong những năm qua, nhất là từ khi sát nhập vào thành phố Hà Nội, được sự quan tâm đầu tư của thành phố kết hợp với nhân dân hiện nay 100% trường học đã và đang được kiên cố hóa.

2.1.3. Q trình hình thành và phát triển của trung tâm GDTX Ba Vì

Trung tâm GDTX Ba Vì được thành lập từ tháng 11 năm 1993 với tiền thân là trường bổ túc dân chính của Huyện. Từ khi thành lập đến nay, trung tâm đã phối hợp cùng Phịng giáo dục đào tạo Ba Vì hồn thành chương trình xóa mù chữ, bổ túc THCS cho 2850 học viên. Tổ chức dạy văn hóa cho đối tượng GDTX cấp THPT là 13.758 học viên ( trong đó có 2.431 đối tượng học viên là những người lao động lớn tuổi, cán bộ các ban ngành trong huyện, cán bộ các xã thơn, giáo viên mầm non...). Bên cạnh đó với nhiệm vụ của mình, trung tâm đã tư vấn, phối kết hợp với các địa phương, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề để liên kết đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập chuyên đề, cập nhật kiến thức kỹ năng, đào tạo nghề ngắn hạn. Liên kết đào tạo theo phương thức vừa làm vừa học, học từ xa, tại chức trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học cho các đối tượng là cán bộ cấp Xã, Huyện, Thôn, giáo viên các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Ngoài ra trung tâm cũng mở các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)