Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 39 - 42)

GDTX cấp THPT ở trung tâm GDTX trong bối cảnh hiện nay

1.6.1. Yếu tố về địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội

- Một cơ sở giáo dục có vị trí thuận lợi, địa bàn đi lại dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt đối với người học, nếu ngược lại sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho người học như vậy yếu tố địa lý có tác động đến người học và từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học.

- Yếu tố về dân cư có tác động rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, mỗi biến đổi về dân số đều có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi gia định và xã hội, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại các mặt của đời sống xã hội và môi trường tác động lại đến dấn số. Quy mô của trung tâm phụ thuộc rất nhiều về số người tham gia học tập.

- Yếu tố về KT-XH: Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự phát triển KT - XH. Ngược lại sự phát triển KT - XH cũng chính là mục tiêu và sức mạnh của giáo dục, sự tăng trưởng KT - XH có tác động quyết định đến chương trình giáo dục, điều kiện học tập, quy mơ và tốc độ phát triển giáo dục.

1.6.2. Yếu tố về môi trường dạy học, các điều kiện phục vụ dạy học

Môi trường và điều kiện dạy học cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động dạy học. Để quản lý tốt nội dung này cần:

- Thường xuyên quan tâm, tu bổ khung cảnh xanh - sạch - đẹp; thực hiện tốt quy chế phối hợp về an toàn trường học.

- Thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình cơng sản của Trung tâm. Sửa chữa, bổ sung CSVC và TBDH nhằm đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho HĐDH;

- Tổ chức khai thác và sử dụng CSVC và TBDH một cách khoa học và hiệu quả; thường xuyên phát động phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học và phong trào thi đua sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.

1.6.3. Tổ chức công tác thi đua khen thưởng

Biện pháp quan trọng để động viên được tính tích cực trong hoạt động cá nhân và tập thể là TĐKT. Khi tham gia vào phong trào thi đua họ sẽ nhận rõ vị trí của mình trong tập thể, từ đó giúp họ nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc, giúp đỡ nhau tinh thần, thái độ, sự trao đổi để cùng nhau tiến bộ. Phải kích thích mọi người tham gia, làm cho họ hiểu đúng về quan hệ hữu cơ giữa việc đạt danh hiệu thi đua, phần thưởng với lợi ích tập thể, xã hội. Việc TĐKT phải được thực hiện công bằng, công khai làm cho mọi người có ý thức noi theo gương điển hình tiên tiến. Đồng thời nhắc nhở, động viên khuyến khích những người chậm tiến, giúp họ có ý thức phấn đấu để tạo ra chuyển biến tốt hơn.

1.6.4. Yếu tố về nội dung, chương trình

Một trong những yếu tố tác động rất lớn đến HĐDH là nội dung, chương trình. Nội dung, chương trình học ở TTGDTX khác nhiều so với THPT, vì vậy CBQL cần chú ý đến tính đặc thù để từ đó có các biện pháp, giải pháp phù hợp với đối tượng.

1.6.5. Các yếu tố khác

-Về nhu cầu học tập thường xuyên của cộng đồng: Nhà quản lý cần thường xuyên tiến hành khảo sát, nắm bắt nhu cầu học tập của cộng đồng để từ đó có những biện pháp, hình thức dạy học phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời của cộng đồng.

-Vấn đề phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, nhân sự, tài chính.

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở TTGDTX và nhiệm vụ quyền hạn của TTGDTX cho phép rút ra những điểm cơ bản sau:

Quản lý là các tác động có mục đích, có kế hoạch phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực và phối hợp mọi nỗ lực của cá nhân để đưa tổ chức đạt đến mục tiêu.

Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục theo mục tiêu, trên cơ sở những quan điểm của Đảng và kế hoạch của Nhà nước.

Quản lý TTGDTX là hoạt động thực hiện trên cơ sở những quy luật về quản lý giáo dục nói chung và có những nét đặc thù riêng của TTGDTX.

Hoạt động dạy học là hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của thầy, học viên chủ động, tự giác, tích cực năng động sáng tạo, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra.

Trung tâm GDTX có những nét đặc thù riêng về mục tiêu, nội dung chương trình, đối tượng học tập, mơi trường dạy học, hình thức tổ chức dạy học, PPDH, kiểm tra đánh giá kết quả học tập... Quản lý HĐDH ở trung tâm GDTX là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hoạt động quản lý.

Những vấn đề về lý luận trên là cơ sở khoa học vững chắc, thuyết phục để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi khó khăn, những thời cơ hay thách thức để và xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX Ba Vì, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN BA VÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Vài nét về tình hình Kinh tế - Xã hội và giáo dục của huyện Ba Vì thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ba vì, hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 39 - 42)