Thanh tra trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 25 - 28)

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.3. Thanh tra trường học

1.2.3.1. Hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra trong quản lý nhà trường

Hoạt động thanh tra, theo từ điển Tiếng Việt: “thanh tra (chỉ người thuộc cơ quan có thẩm quyền) kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của đại phương, cơ quan, xí nghiệp” [40, tr. 838]. “Thanh tra là một dạng hoạt động, là một chức năng của quản lý nhà nước được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước, nhằm tác động đến đối tượng quản lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa và xử lý vi phạm, tăng cường quản lý, góp phần hồn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế bảo vệ quyền và lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân” [40, tr. 837]

- Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [32, tr. 1].

Như vậy có thể xác định: Thanh tra là một trong những chức năng thiết

yếu của hoạt động quản lý nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, kiến nghị, xử lý các vi phạm, phát huy nhân tố tích cực góp phần hồn thiện cơ chế quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, các nhân.

Hoạt động kiểm tra, theo Từ điển tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét

tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [40, tr. 840]. Theo Từ điển Luật học

thì kiểm tra là xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một cơng tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận

xét... Kiểm tra cũng là công tác thuộc nhiệm vụ của cơ quan cấp trên đối với cấp dưới, của thủ trưởng đối với nhân viên. Như vậy, kiểm tra là hoạt động mà chủ thể kiểm tra tiến hành xem xét tình hình thực tế, quy trình thực hiện của đối tượng được kiểm tra, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét, kiến nghị các biện pháp xử lý.

Những mục tiêu mà hoạt động kiểm tra hướng tới, đó là:

- Thông qua việc theo dõi giúp cho cho hoạt động của tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công giữa các đơn vị

- Quan sát để đảm bảo rằng nhiệm vụ được giao được thực hiện, phù hợp với thực tế. Từ đó có hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất công việc của từng đơn vị.

- Kiểm tra kết quả sau khi hoàn thành các bước cuối cùng nhằm đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đặt ra.

Về góc độ quản lý chung, kiểm tra nhằm mục đích xem xét hợp lý hay khơng hợp lý của một chương trình cơng tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế.

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Kiểm tra trong quản lý nói chung hay kiểm tra trong quản lý giáo dục nói riêng là q trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra góp phần đưa tồn bộ hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn” [25, tr.181].

1.2.3.2. Thanh tra giáo dục và TTNB trường học

Thanh tra giáo dục là hoạt động thanh tra trong lĩnh vực giáo dục- đào

tạo nhằm xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tọa đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, quy tắc hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo của cơ quan, tổ chức, các nhân tham gia hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả

nước nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thanh tra giáo dục thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong giáo dục, gồm có những nhiệm vụ cơ bản như sau:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục.

- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; việc thực hiện các qui định về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục.

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo thẩm quyền và quy định.

- Phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định.

- Có ý kiến kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Thanh tra giáo dục thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật; Là một bộ phận trong ba bộ phận hợp thành tổ chức quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thanh tra giáo dục được tổ chức ở Trung ương (cơ quan thuộc Bộ GD&ĐT) và ở địa phương (cơ quan thuộc sở GD&ĐT).

Thanh tra trường học là hoạt động TTNB thuộc phạm vi thanh tra lĩnh

vực giáo dục, có vị trí, chức năng giúp việc cho lãnh đạo Nhà trường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý của trường để từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của trường; giúp đơn vị, tổ chức,

cá nhân trong trường thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường theo quy định của pháp luật.

Nội dung hoạt động TTNB về cơ bản bao gồm các nội dung của thanh tra giáo dục trong phạm vi một cơ sở giáo dục. Hoạt động TTNB cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Hoạt động TTNB được tiến hành theo quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra và chịu sự chỉ đạo của Hiệu trưởng do Đoàn thanh tra hoặc cán bộ làm công tác TTNB thực hiện.

- Hoạt động thanh tra đảm bảo không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; tuyệt đối tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, cơng khai, dân chủ, kịp thời.

- Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra khi tiến hành thanh tra phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh tra và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Qua những phần trình bày nêu trên có thể nhận định rằng, tuy về mặt quản lý nhà nước giữa Thanh tra nhà nước với TTNB trong trường học có sự khác biệt: một bên thừa hành quyền lực Nhà nước; một bên thừa hành theo sự phân công của Lãnh đạo của tổ chức - ở đây là Hiệu trưởng nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)