Thanh tra đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 28 - 30)

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.4. Thanh tra đào tạo

1.2.4.1. Hoạt động đào tạo

Theo từ điển Giáo dục học (2001), “Đào tạo là một quá trình chuyển giao có hệ thống những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [36, tr. 497]

Hoạt động đào tạo là việc truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp người học chiếm lĩnh được một năng lực nghề nghiệp hoặc một năng lực liên quan đến những mặt khác của cuộc sống, xã hội. Hoạt động đào tạo bao gồm các thành tố: hoạt động dạy của GV, hoạt động học của SV và môi trường đào tạo (môi trường vật chất và môi trường tinh thần, mơi trường văn hóa).

Xét từ góc độ quá trình thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của nhà trường, hoạt động đào tạo gồm các khâu: đầu vào (đánh giá nhu cầu mở lớp, xây dựng thời khóa biểu), hoạt động dạy học và đầu ra (kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo).

Hoạt động đào tạo ở trường đại học tùy theo quy mơ đào tạo, mơ hình tổ chức, phương thức đào tạo khác nhau.... song vẫn sẽ đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:

- Tuyển sinh và quản lý người học

- Xây dựng và Phát triển chương trình đào tạo

- Tổ chức đào tạo theo mục tiêu đào tạo của nhà trường và ngành học - Học vụ và đánh giá tốt nghiệp

- Quản lý hệ thống cơ sở vật chất, phục vụ đào tạo

Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, quá trình quản lý đào tạo ở trường đại học bao gồm những thành tố cơ bản: Xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, đề cương chi tiết cho từng học phần; Tổ chức đào tạo; Kiểm tra và thi hết học phần; Xét và công nhận tốt nghiệp,… [5, tr. 6]

Trong báo cáo tham luận “ hương pháp dạy, học và đánh giá thành quả

học tập trong học chế tín chỉ” do tác giả Lâm Quang Thiệp trình bày tại Hội

thảo “Tổ chức đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hệ thống tín chỉ” năm 2012, đã đưa ra những nhận định ngắn gọn về bản chất và đặc điểm

quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học cụ thể như sau: - Lấy người học làm trung tâm trong quá trình tổ chức hoạt động dạy và hoạt động học, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ của người học.

- Người học được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ do Cơ sở giáo dục đại học quy định; Do vậy người học có thể được cấp văn bằng tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe, v.v.) của cá nhân.

- Có được sự liên thơng, liên kết mạnh mẽ giữa các bậc đào tạo đại học, giữa các ngành đào đào tạo của cùng một trường đại học hay xa hơn nữa là giữa các cơ sở đào tạo đại học trong cùng một quốc gia hoặc giữa quốc gia này với các quốc gia khác trên thế giới.

- Phương thức đào tạo đại học là thước đo khả năng học tập, tích lũy kiến thức, kỹ năng của người học, vừa là thước đo về hiệu quả, chất lượng và thời gian làm việc của giáo viên, từ đó là cơ sở để xây dựng báo cáo đánh giá của trường đại học cho các cơ quan cấp trên và các đơn vị liên quan: một khi thước đo giờ học tín chỉ được kiện tồn và phát triển, việc sử dụng nó như là một phương tiện để giám sát bên ngồi, để báo cáo và quản lý hành chính sẽ hữu hiệu và đạt hiệu quả cao hơn.

Như vậy, TTĐT là việc thừa lệnh người lãnh đạo một trường đại học triển khai, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các nội dung của hoạt động đào tạo trong Nhà trường nhằm mục đích phát hiện những sơ hở, thiếu sót, những hành vi vi phạm theo quy định trong hoạt động triển khai thực hiện hoạt động đào tạo từ đó có ý kiến tham mưu, kiến nghị cho lãnh đạo trường đại học có các biện pháp xử lý, cải tiến phù hợp để hoạt động đào tạo đảm bảo được thực hiện theo đúng định hướng, mục tiêu và đúng các quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 28 - 30)