3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TTĐT ở
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động thanh tra cho đội ngũ cán bộ
lý các cấp, giảng viên và người học trong nhà trường
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Trong thực tế, ở tất cả các cấp trong và ngoài Nhà trường vẫn thường quan niệm công tác thanh tra, kiểm tra chỉ là việc xem xét, kiến nghị xử lý kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra mới chỉ dừng lại ở khâu “phát hiện và kiến nghị xử lý”. Xem xét về mặt bản chất và theo các quy định hiện hành, công tác TTNB cần phải được nhận thức và hiểu đúng, cụ thể cần hiểu chính xác: Cơng tác TTNB là để phát huy ưu điểm, chủ động ngăn ngừa, phát hiện, hạn chế đến mức thấp nhất các sai phạm, khuyết điểm trong bộ máy.
Vì vậy, chỉ khi hình thành ở cán bộ, giảng viên và người học trong nhà trường nhận thức được đúng đắn, tích cực về hoạt động TTNB nói chung và TTĐT nói riêng, coi trọng đúng mức hoạt động thanh tra, kiểm tra. Từ đó, có ý thức và hành động hợp tác để hoạt động này đạt hiệu quả nhất, góp phần xây dựng hoạt động TTĐT ngày càng vững mạnh, nâng cao chất lượng, hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo trong Nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Lãnh đạo nhà trường cần nắm vững và hiểu đúng được các vấn đề: Vị trí, chức năng, nguyên tắc, đối tượng TTĐT; các nội dung, hình thức và phương pháp TTĐT.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ quản lý, giảng viên và người học nhà trường về hoạt động TTNB nói chung và hoạt động TTĐT nói riêng.
- Có biện pháp đánh giá nhận thức, hiểu biết của cán bộ quản lý, giảng viên và người học về hoạt động TTĐT để có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức.
- Hướng tới việc thay đổi nhận thức một cách thụ động trong hoạt động