Giới thiệu đôi nét về Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 45 - 47)

2.1. Khái quát về quản lý hoạt động TTĐT ở Trƣờng ĐH KHXN&NV

2.1.1. Giới thiệu đôi nét về Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN

Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945) tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05/06/1956) là tổ chức tiền thân của Trường ĐH KHXN&NV-ĐHQGH. Ngày 10/12/1993, Chính phủ ban hành Nghị định só 97/NĐ-CP thành lập ĐHQGHN, trong đó Trường ĐH KHXH&NV là một đơn vị thành viên, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Về tổ chức, hiện tại Trường có 01 Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng,

9 phòng chức năng, 01 Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo, 16 Khoa, 13 trung tâm nghiên cứu và đào tạo, 01 Viện Chính sách và Quản lý, 01 cơng ty và 01 Bảo tàng Nhân học,

Về nhân lực: Tổng số cán bộ viên chức hiện đang làm việc tại trường là

531 người, trong đó có 372 là giảng viên với 6 GS.TS, 91 PGS.TS, 97 TS, 165 ThS, 1 NGND, 12 NGUT Về đào tạo: CTĐT của Nhà trường rất đa dạng với 157 CTĐT đại học (trong đó có 23 CTĐT chuẩn, 6 CTĐT CLC, 134 CTĐT ngành thứ 2), 32 chuyên ngành đào tạo ThS, 29 chuyên ngành đào tạo TS, 2 chuyên ngành đào tạo liên kết với nước ngoài.

Về cơ sở vật chất: Là một đơn vị thành viên trực thuộc ĐHQGHN,

ngoài hệ thống cơ sở vật chất dùng chung, Trường ĐH KHXH&NV có tổng diện tích đất sử dụng khoảng 14600 m2, trong đó: khu vực làm việc 10776 m2

khu vực tổ chức học tập 15912 m2

, khu vực vui chơi giải trí 9300 m2, tỷ số diện tích phịng học trên SV chính quy 3,1m2/sv; Tổng số đầu sách trong thư viện của đơn vị khoảng 217544 cuốn; Tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của đơn vị: 132.544 cuốn.

Về cơng tác tài chính: Trường ĐH KHXH&NV là đơn vị dự toán cấp 2,

thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo quy định của đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Với các nguồn kinh phí được giao tự chủ tài chính và các nguồn kinh phí khơng thuộc quyền tự chủ, Nhà trường đã đảm bảo thực hiện quản lý và chi tiêu theo đúng các quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và ĐHQGHN.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, Nhà trường đã xây dựng Sứ mệnh và mục tiêu phát triển tầm nhìn 2035, cụ thể:

- Về sứ mệnh: Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN có sứ mệnh đi đầu

trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về Khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

- Giá trị cốt lõi và khẩu hiệu hành động: Tiên phong – Sáng tạo – Chất

lượng cao – Trình độ cao

- Tầm nhìn 2035: Phát huy thế mạnh của một trường đại học khoa học

cơ bản, tập trung nguồn lực xây dựng Trường ĐHKHXH&NV thành một trường đại học nghiên cứu, đa ngành và liên ngành với đội ngũ chuyên gia giỏi, đầu ngành; phát triển một số ngành, chuyên ngành đào tạo mới, tiên phong đóng vai trị nịng cốt trong đào tạo và nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản của đất nước đạt trình độ khu vực và quốc tế; xếp vào nhóm 100 các trường đại học hàng đầu của khu vực châu Á và nhóm 500 đại học của thế giới.

- Mục tiêu chung: Phát triển Trường ĐHKHXH&NV theo định hướng

một đại học nghiên cứu, tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong nghiên cứu, đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam, phấn đấu đến

năm 2025 đưa trường đứng vào nhóm 150 các trường đại học hàng đầu Châu Á, năm 2035 vào nhóm 100 các trường đại học hàng đầu châu lục và ngang tầm với các đại học tiên tiến (thuộc nhóm 500) của thế giới.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

+ Nghiên cứu khoa học chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

+Phát triển các nguồn lực, thực hiện văn hóa chất lượng. * Đôi nét về hoạt động thanh tra Nhà trường

Bộ phận Thanh tra Nhà trường được thành lập năm 1996, đến tháng 10 năm 2013 đổi tên Ban Thanh tra thành Phòng Thanh tra và Pháp chế. Phòng TT&PC là bộ phận chức năng thuộc Trường ĐH KHXH&NV có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, giúp việc cho Hiệu trưởng Nhà trường trong lĩnh vực thanh tra và pháp chế; chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Hiệu trưởng và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Thanh tra và Pháp chế, ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT.

Tính đến thời điểm hiện tại, Phịng Thanh tra và Pháp chế hiện nay có 04 cán bộ: 01Trưởng phòng, 03 chuyên viên làm nhiệm vụ chuyên trách và 21 cán bộ thanh tra viên kiêm nhiệm là cán bộ, giảng viên tại 17 khoa/viện/bộ môn và các phòng ban, trung tâm thuộc Trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 45 - 47)