Thực trạng hoạt động TTĐT ở Trường ĐH KHXH&NV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 53 - 59)

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động TTĐT của Trƣờng ĐH KHXH&N

2.2.2. Thực trạng hoạt động TTĐT ở Trường ĐH KHXH&NV

2.2.2.1. Thực trạng triển khai, thực hiện các nhiệm vụ TTĐT

Căn cứ Kế hoạch năm học của Nhà trường, công tác triển khai, thực hiện các nhiệm vụ TTĐT đã được đảm bảo thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn, bám sát kế hoạch nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo trong Nhà trường. Để có thêm căn cứ đánh giá một cách khách quan và cụ thể hơn, tác giả đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của 70 cán bộ, giảng viên và 90 Sinh viên hệ chính quy tại Nhà trường. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Đánh giá của cán bộ, giảng viên về việc thực hiện nhiệm vụ TTĐT

ở trường Đại học KHXH&NV

Nội dung Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt

Kiểm tra, giám sát việc xây dựng, triển khai, thực hiện kế hoạch đào tạo (từng học kỳ) đối với Phòng đạo tạo và các đơn vị đào tạo trong Nhà trường

34,29 51,43 14,29 0,00 3,20

Kiểm tra, giám sát công tác giảng dạy của giảng viên và nề nếp học tập của sinh viên

Nội dung Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình Rất tốt Tốt Bình thường Khơng tốt

Kiểm tra, giám sát công tác tổ chức các kỳ thi (công tác ra đề, sao in đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi…)

42,86 50,00 7,14 0,00 3,36

Kiểm tra, giám sát công tác xét học vụ, xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng chứng chỉ…

34,29 52,86 11,43 1,43 3,20

Tiếp nhận và xử lý các ý kiến kiến nghị, phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động đào tạo trong và ngoài Nhà trường

28,57 55,71 15,71 0,00 3,13

Qua kết quả khảo sát nói trên, nhìn chung có thể đánh giá về cơ bản việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ TTĐT ở Nhà trường đều được đánh giá ở mức tốt. Hoạt động được đánh giá với mức điểm thấp nhất đó là hoạt động Tiếp nhận và xử lý các ý kiến kiến nghị, phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố

cáo liên quan đến hoạt động đào tạo trong và ngoài Nhà trường với tổng điểm trung bình là X = 3.13; Hoạt động được đánh giá với mức điểm cao nhất đó là hoạt động Kiểm tra, giám sát công tác tổ chức các kỳ thi (công tác

ra đề, sao in đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi…) với tổng điểm trung

bình là X = 3.36, tiệm cận với mức đánh giá “Rất tốt”.

Qua đó, có thể nhận thấy hoạt động TTĐT ở Nhà trường được đánh giá khá cao, thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Nhà trường, mức độ chuyên nghiệp cũng như chuyên môn nghiệp vụ tốt của đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ TTĐT ở Nhà trường. Nhưng mặt khác, đối với một số hoạt động được đánh giá chưa cao, Nhà trường cần xem xét, trú trọng điều chỉnh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các hoạt động đó, góp phần phát

huy, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động TTĐT đảm bảo chất lượng đào tạo ở Nhà trường.

Bảng 2.2: Đánh giá của sinh viên về mức độ chuyên nghiệp trong việc thực

hiện nhiệm vụ TTĐT ở trường Đại học KHXH&NV

Nội dung Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình Rất chuyên nghiệp Khá chuyên nghiệp Không chuyên nghiệp Rất không CN

Kiểm tra, giám sát hoạt động giảng

giạy của Giảng viên 18,89 62,22 18,89 0,00 3,00 Kiểm tra, giám sát hoạt động học

tập, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của sinh viên

17,78 65,56 16,67 0,00 3,01

Kiểm tra giám sát công tác tổ chức các kỳ thi (công tác coi thi của cán bộ, việc tuân thủ kỷ luật phòng thi của sinh viên)

45,56 41,11 13,33 0,00 3,32

Hoạt động đối thoại giữa sinh viên

và bộ phận TTĐT 17,78 63,33 18,89 0,00 2,99 Công tác tiếp nhận và xử lý các ý

kiến kiến nghị, phản ánh của sinh viên về Nhà trường (qua Bộ phận TTĐT)

21,11 58,89 18,89 1,11 3,00

Trong hoạt động đào tạo nói chung, cũng như hoạt động TTĐT nói riêng, sinh viên – người học chính là đối tượng đích của hoạt động này. Việc đánh giá của sinh viên về các hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện tầm quan trọng của hoạt động đó đối với q trình đào tạo, khi các hoạt động này được đánh giá tốt hoặc chưa tốt đó chính là thước đo chính xác nhất để nhà quản lý kịp thời có những điều chỉnh, thay đổi nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động này.

thực hiện nhiệm vụ thanh tra đào tạo, có thể nhận thấy hoạt động này cũng được đánh giá ở mức độ khá chuyên nghiệp, cụ thể hoạt động có điểm đánh giá trung bình cao nhất là hoạt động Kiểm tra giám sát công tác tổ chức các kỳ thi (công tác coi thi của cán bộ, việc tuân thủ kỷ luật phòng thi của sinh viên) với mức điểm X = 3.32; hoạt động Hoạt động đối thoại giữa sinh viên

và bộ phận TTĐT được đánh giá ở mức điểm thấp nhất với điểm trung bình

X = 2.99. Xét về thang đo trong đánh giá thì có thể khẳng định được hoạt động TTĐT ở Nhà trường đang được thực ở mức độ khá chuyên nghiệp.

Bảng 2.3: Đánh giá của sinh viên về mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong việc

thực hiện nhiệm vụ TTĐT ở trường Đại học KHXH&NV

Nội dung Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt

Kiểm tra, giám sát hoạt động giảng

giạy của Giảng viên 25,56 43,33 31,11 0,00 2,94 Kiểm tra, giám sát hoạt động học

tập, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của sinh viên

21,11 48,89 30,00 0,00 2,91

Kiểm tra giám sát công tác tổ chức các kỳ thi (công tác coi thi của cán bộ, việc tuân thủ kỷ luật phòng thi của sinh viên)

28,89 57,78 13,33 0,00 3,16

Hoạt động đối thoại giữa sinh viên

và bộ phận TTĐT 16,67 47,78 33,33 2,22 2,79 Công tác tiếp nhận và xử lý các ý

kiến kiến nghị, phản ánh của sinh viên về Nhà trường (qua Bộ phận TTĐT)

15,56 41,11 37,78 5,56 2,67

Cùng với việc khảo sát đánh giá về mức độ chuyên nghiệp của hoạt động thanh tra đào tạo, để có thêm căn cứ khách quan tác giả cũng đã tiến

hành khảo sát về mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong việc triển khai, thực hiện hoạt động TTĐT của cán bộ thanh tra. Đây cũng được coi là một trong những tiêu chí rất quan trọng nhằm có đầy đủ cơ sở để đánh giá cơng tác hỗ trợ trong việc triển khai hoạt động đào tạo ở Nhà trường, cụ thể qua khảo sát cho thấy mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ thanh tra về cơ bản được đánh giá là “Tốt”. trong đó, nhiệm vụ được đánh giá tốt nhất là hoạt động Kiểm tra giám

sát công tác tổ chức các kỳ thi (công tác coi thi của cán bộ, việc tuân thủ kỷ luật phòng thi của sinh viên) với điểm trung bình là X = 3.16; nhiệm vụ được đánh giá thấp nhất là hoạt động Công tác tiếp nhận và xử lý các ý kiến kiến nghị, phản ánh của sinh viên về Nhà trường(qua bộ phận TTĐT) với điểm trung bình là X = 2.67.

Tóm lại, qua việc khảo sát về thực trạng cơng tác triển khai, thực hiện các nhiệm vụ TTĐT có thể nhận định về cơ bản hoạt động TTĐT được ở Nhà trường được đánh giá là khá tốt và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, ở một số nội dung trong cơng tác này vẫn cịn chưa được tốt như Công

tác tiếp nhận và xử lý các ý kiến kiến nghị, phản ánh của sinh viên về Nhà trường (qua bộ phận TTĐT) hay công tác Kiểm tra, giám sát việc xây dựng, triển khai, thực hiện kế hoạch đào tạo (từng học kỳ) đối với hòng đạo tạo và các đơn vị đào tạo trong Nhà trường, qua thực tế thì những nội dung này cũng cho thấy việc triển khai hoạt động, chỉ đạo thực hiện còn chưa được trú trọng. Ngồi ra, thơng qua việc đánh giá về thực trạng công tác thanh tra đào tạo, tác giả cũng nhận thấy, hầu hết các nội dung hoạt động được đánh giá cao và được ghi nhận vẫn cịn mang nặng tính chất là hoạt động “thanh tra phát

hiện và xử lý”, hoạt động thanh tra theo quy trình, thanh tra theo chuyên đề,

kế hoạch còn chưa được trú trọng triển khai trong Nhà trường. Với xu thế, định hướng, mục tiêu và bản chất của hoạt động thanh tra thì cơng tác này đang ngày càng hướng tới việc chuyên nghiệp hóa, kế hoạch hóa, quy trình hóa, tiến tới giảm đi hoạt động “Thanh tra phát hiện và xử lý”.

2.2.2.2. Đánh giá những yếu kém, hạn chế cần khắc phục trong công tác TTĐT ở Nhà trường hiện nay

Qua đánh giá về thực trạng công tác triển khai, thực hiện hoạt động TTĐT như đã phân tích ở phần trên, nhằm có thêm góc nhìn đa chiều, tác giả đã tiến hành khảo sát đánh giá thông qua các nhận định của cán bộ, giảng viên Nhà trường về những yếu kém, hạn chế cần khắc phục trong công tác này. Từ đó, có thêm cơ sở thực tiễn để có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp hơn với tổ chức.

Bảng 2.4: Những hạn chế yếu kém, cần khắc phục trong công tác TTĐT ở

trường Đại học KHXH&NV

Nội dung Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình Rất đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra

đào tạo 25,71 37,14 27,14 10,00 2,79 Phẩm chất, năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ

cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra đào tạo 25,71 34,29 31,43 8,57 2,77 Cơ cấu, tổ chức nhân sự làm nhiệm vụ

thanh tra đào tạo 24,29 32,86 35,71 7,14 2,74 Công tác phối hợp, triển khai, thực hiện giữa

các bộ phận trong Nhà trường 28,57 50,00 17,14 4,29 3,03 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

hoạt động của lãnh đạo phụ trách bộ phận thực hiện nhiệm vụ thanh tra đào tạo

22,86 52,86 18,57 5,71 2,93

Các điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động TTĐT (tài chính, CSVC, cơ chế, chính sách…)

28,57 51,43 17,14 2,86 3,06

Qua bảng khảo sát, đánh giá có thể nhận thấy, trong những yếu kém, hạn chế được khảo sát thì yếu tố Các điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động TTĐT (Tài chính, CSVC, cơ chế, chính sách…) được đánh giá là điểm hạn chế

với nhiều ý kiến đồng ý với nhận định này nhất, điểm trung bình của nhận định này là X = 3.06. Nhận định được đánh giá ít yếu kém, hạn chế cần khắc phục nhất đó là Cơ cấu, tổ chức nhân sự làm nhiệm vụ TTĐT với điểm trung bình là X = 2.74.

Ngồi ra, có hai nhận định cũng được đánh giá còn nhiều yếu kém, hạn chế cần khắc phục lần lượt là Công tác phối hợp, triển khai, thực hiện giữa

các bộ phận trong Nhà trường với điểm trung bình là X = 3.03 và Cơng tác

lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của lãnh đạo phụ trách bộ phận thực hiện nhiệm vụ TTĐT với điểm trung bình là X = 2.93.

Tóm lại, qua việc khảo sát đánh giá khách quan đối với đối tượng là cán bộ, giảng viên ở Nhà trường, chúng ta có thể có được cái nhìn khách quan, trung thực hơn về thực tế những yếu kém, tồn tại, hạn chế trong cơng tác thanh tra đào tạo, từ đó có những biện pháp tối ưu hơn nhằm điều chỉnh, thay đổi, khắc phục những yếu kém, hạn chế đó góp phần nâng cao sự chuyên nghiệp của công tác TTĐT ở Nhà trường thực hiện mục tiêu đảm bảo chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)