1.3. Hệ thống đảm bảo chất lƣợng và hoạt động TTĐT ở trƣờng đại học
1.3.2. Hoạt động TTĐT ở trường đại học
1.3.2.1. Mục tiêu của hoạt động TTĐT trong trường đại học
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thanh tra trong trường đại học thì, hoạt động TTĐT về cơ bản đáp ứng các mục tiêu như sau:
- Đảm bảo hoạt động đào tạo được thực hiện theo đúng các quy định trong lĩnh vực đào tạo đại học.
- Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, nhận định, đánh giá về (mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp…) của hoạt động đào tạo từ đó tham mưu, tư vấn, kiến nghị cho lãnh đạo Nhà trường có các biện pháp phòng ngừa, xử lý, điều chỉnh đối với những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai hoạt động đó, nhằm mục đích giúp cho hoạt động đào tạo được đảm bảo thực hiện theo đúng mục tiêu đã đặt ra.
- Tham mưu, tư vấn về thủ tục pháp lý, thẩm quyền xử lý, quy trình thực hiện trong hoạt động xử lý các sai phạm, đảm bảo hoạt động xử lý các sai phạm không trái với các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (cán bộ, công chức, viên chức, người học) trong quá trình tham gia và triển khai các hoạt động đào tạo trong và ngoài Nhà trường.
1.3.2.2. Nội dung hoạt động TTĐT trong trường đại học
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục đại học của các đối tượng tham gia hoạt động đào tạo.
- Thanh tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động đào tạo.
- Thanh tra việc thực hiện các quy định, quy chế trong lĩnh vực đào tạo (các quy định về tổ chức giảng dạy bao gồm các hoạt động dạy và hoạt động học, quy chế tổ chức các kỳ thi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ…) của các đơn vị chức năng và của người học.
giáo trình bài giảng, học liệu phục vụ hoạt động đào tạo.
- Thanh tra, giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục bao gồm các nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất…) phục vụ đào tạo.
- Thanh tra, giám sát các hoạt động phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của các đơn vị chức năng tham gia trong quá trình triển khai, thực hiện hoạt động đào tạo trong và ngoài Nhà trường.
1.3.2.3. Những hình thức và phương pháp hoạt động TTĐT trong trường đại học
Căn cứ các nguyên tắc của hoạt động TTNB, bao gồm:
- Hoạt động thanh tra đảm bảo không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; tuyệt đối tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, cơng khai, dân chủ, kịp thời.
- Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra khi tiến hành thanh tra phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh tra và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Theo đó, tùy vào cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; quy mơ đào tạo; mục đích tiến hành hoạt động thanh tra thì đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức hoạt động thanh tra sẽ có những hình thức và phương pháp tiến hành hoạt động TTĐT phù hợp, cụ thể:
- Về hình thức tiến hành hoạt động thanh tra thanh tra đào tạo:
+ Thanh tra theo kế hoạch (nội dung thanh tra được tiến hành căn cứ vào kế hoạch thanh tra năm học đã được lãnh đạo Nhà trường phê duyệt) hoạt động này được thông báo trước cho đối tượng thanh tra, các đơn vị tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong hình thức thanh tra này, hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên (các hoạt động dạy và học, hoạt động tổ chức các kỳ thi…) được ưu tiên thực hiện.
khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; khi phát hiện đơn vị, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc do Hiệu trưởng giao.
- Về phương pháp hoạt động thanh tra đào tạo:
Tùy từng hình thức tiến hành hoạt động thanh tra thì sẽ có phương pháp tiến hành hoạt động thanh tra khác nhau, cụ thể:
+ Đối với hoạt động thanh tra theo kế hoạch (hoạt động thanh tra thường xuyên) thì phương pháp thực hiện cơ bản là phân công cán bộ thanh tra chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) tiến hành việc kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo theo kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục theo kế hoạch được phê duyệt và theo các quy định hiện hành.
+ Đối với hoạt động thanh tra đột xuất, thông thường phương pháp tiến hành sẽ là thành lập đoàn thanh tra (thành phần bao gồm cán bộ thanh tra chuyên trách và có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực được thanh tra) do Hiệu trưởng Nhà trường thành lập (quy trình tổ chức, thực hiện được đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước về tiến hành một cuộc thanh tra).
1.3.2.4. Các lực lượng tham gia hoạt động TTĐT trong trường đại học
Theo quy mô đào tạo và cơ cấu tổ chức, hoạt động của từng cơ sở giáo dục đại học sẽ tương ứng với việc xây dựng, bố trí lực lượng tham gia hoạt động TTĐT là khác nhau. Thông thường, theo các quy định hiện hành và mơ hình hoạt động phổ biến hiện nay thì về cơ bản lực lượng thanh gia hoạt động này chủ yếu bao gồm:
- Cán bộ thanh tra chuyên trách: Các trường thành lập Phòng Thanh tra hoạt động chuyên trách, được xây dựng bộ máy và tổ chức hoạt động theo các quy định về TTNB cơ sở giáo dục đại học.
- Cán bộ thanh tra kiêm nhiệm: đối với những cơ sở giáo dục đại học có quy mơ nhỏ, thơng thường sẽ cử cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ
thanh tra thuộc một số Phịng/ban (Tổ chức cán bộ, hành chính tổng hợp hoặc Đảm bảo chất lượng). Hoặc ở những cơ sở giáo dục có quy mơ lớn, tùy tình hình thực tế lãnh đạo Nhà trường có thể bố trí lực lượng thanh tra kiêm nhiệm thuộc các đơn vị đào tạo trực tiếp (cấp Khoa/Bộ môn).
- Lực lượng cán bộ, chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau: thông thường lực lượng này tham gia hoạt động TTĐT khi được mời hoặc triệu tập tham gia Đoàn thanh tra (đối với hoạt động thanh tra đột xuất).
Tóm lại, từ những phân tích ở trên, có thể nhận định hoạt động TTĐT có vị trí, vai trị rất quan trọng trong hoạt động đảm bảo chất lượng trường học, nó vừa là chủ thể đặc biệt trong hệ thống quản lý nhà trường, vừa là một bộ phận, một khâu trong hoạt động đảm bảo chất lượng trường học. Cụ thể:
Thứ nhất, như đã chứng minh, hoạt động đào tạo ở trường đại học có
thể khẳng định là xương sống, nòng cốt trong hoạt động của một trường đại học, và để hoạt động đào tạo đó được đảm bảo vận hành, duy trì và phát triển theo đúng định hướng, đúng quy luật, đúng mục tiêu của nhà trường và xã hội thì cơng tác đảm bảo chất lượng ở trường học chính là hoạt động giúp cho hoạt động đào tạo được đảm bảo thông qua việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình, cơng cụ, … mà ở đó, hoạt động TTĐT chính là một khâu trong hoạt động đảm bảo chất lượng với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát về mặt quy trình, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí đó của các đối tượng tham gia hoạt động đào tạo.
Thứ hai, đối với hoạt động quản lý nhà trường, TTĐT với chức năng
cơ bản là tham mưu, tư vấn, giúp việc cho lãnh đạo nhà trường phát hiện sơ sở trong cơ chế quản lý các mặt hoạt động nói chung, cơ chế quản lý trong hoạt động đào tạo nói riêng nhằm phát hiện những sơ sở, thiếu sót, những hành vi vi phạm các quy định trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo của các đối tượng tham gia hoạt động đào tạo từ đó có ý kiến
tham mưu, tư vấn, kiến nghị các biện pháp khắc phục, cải tiến phù hợp để hoạt động đào tạo được đảm bảo theo đúng các quy định và đúng các tiêu chuẩn, tiêu chí chất lượng. Vì vậy, vị trí của TTĐT trong hoạt động quản lý nhà trường là rất quan trọng và thiết yếu.