Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tạo ra sự thay đổi đặc biệt lớn trong tất cả các lĩnh vực đời sống trong đó có giáo dục, cùng với đó tự chủ đại học với các chính sách đổi mới giáo dục đào tạo tiếp tục tạo áp lực cho các trường đại học nói chung trong đó có trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN nói riêng. Đây là thách thức và cũng là cơ hội lớn đối với Nhà trường khi xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, buộc các trường phải đổi mới về cơ chế tổ chức và cách thức quản trị đại học để có thể đứng vững và cạnh tranh được về các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu.
Trong bối cảnh đó, hoạt động TTĐT trường đại học cũng đứng trước rất nhiều thách thức và cũng là cơ hội để từ đó xác lập vị thế, vài trị của hoạt động này trong việc vận hành của bộ máy quản lý Nhà trường. Một số điểm cần được lưu ý cụ thể như sau:
- Thách thức trong công tác tinh giản biên chế, bộ máy hoạt động, kèm
theo đó là cơ hội chuẩn hóa, chun mơn hóa hoạt động xây dựng đội ngũ nhân lực thanh tra đào tạo.
- Thách thức về ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc
triển khai, thực hiện các hoạt động đào tạo, kèm theo đó là cơ hội nâng cao năng lực chuyên môn, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo.
- Thách thức về định hướng mơ hình tự chủ đại học, kèm theo đó là cơ
hội tăng cường nhiều hơn nữa các điều kiện đảm bảo hoạt động TTĐT (về tài chính, CSVC, nhân lực...).
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu đôi nét về địa bàn nghiên cứu, thực trạng của quản lý hoạt động TTĐT ở trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN và đánh giá một số thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác này.
Qua kết quả khảo sát thực trạng trên cán bộ quản lý, cán bộ, GV, SV về thực trạng quản lý hoạt động TTĐT ở trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN, tác giả có thể đưa ra kết luận như sau:
- Đại đa số các bộ quản lý, cán bộ và GV đánh giá cao tầm quan trọng
của công tác quản lý hoạt động TTĐT ở Nhà trường và tầm quan trọng của chủ thể quản lý trong đó.
- Quản lý hoạt động TTĐT ở trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN đã
được thực hiện tốt ở nhiều mặt như: Mục tiêu, kế hoạch TTĐT được xây dựng phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trường; Công tác tổ chức hệ thống TTĐT được xây dựng và xác lập rõ ràng trong phân cấp quản lý của Nhà trường; Công tác xây dựng đội ngũ nhân lực TTĐT đang dần được chuẩn hóa và trú trọng nâng cao chun mơn, nghiệp vụ; Công tác triển khai các hoạt động TTĐT thường xun được đổi mới, cập nhật, quy trình hóa và đi vào chiều sâu; Các điều kiện đảm bảo hoạt động TTĐT cũng ngày càng được đầu tư, trang bị và quan tâm. Bên cạnh những thành tựu đạt được cơng tác quản lý hoạt động TTĐT vẫn cịn tồn tại một số hạn chế, bất cập: Hệ thống văn bản quản lý điều hành còn chưa được chi tiết, cụ thể; lực lượng cán bộ TTĐT chuyên trách cịn mỏng, chưa được chuẩn hóa; hoạt động TTĐT về cơ bản chủ yếu vẫn dừng lại ở việc “Thanh tra phát hiện và xử lý”; Chưa có sự phối hợp, liên thơng, liên kết chặt chẽ giữa công tác TTĐT với công tác đảm bảo chất lượng đào tạo; Cán bộ, GV và người học vẫn chưa có thái độ tích cực và nhận thức đúng đắn đối với hoạt động này; Điều kiện CSVC, phương tiện kỹ thuật, chế độ chính sách đãi ngộ đặc thù cịn chưa được quan tâm, đảm bảo đúng mức.
Những thực trạng nghiên cứu trên đây có thể coi là cơ sở thực tiễn giúp chúng tơi có thể đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TTĐT ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA ĐÀO TẠO Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2018 - 2025 3.1 Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Tính hiệu quả thể hiện ở các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, với khả năng của người thực hiện và trong thời gian nhất định để hoàn thành. Một biện pháp hiệu quả phải tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền của, đem lại chất lượng cao cho cơng tác quản lý TTĐT nói riêng và cho chất lượng đào tạo nói chung.
Để đảm bảo tính hiệu quả, các biện pháp quản lý hoạt động TTĐT vừa phải phù hợp với cơ sở lý luận quản lý giáo dục và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vừa phải phù hợp với mục tiêu hoạt động TTĐT chung của Nhà trường. Các biện pháp trước khi đưa vào triển khai, thực hiện cần phải được khảo nghiệm, kiểm chứng.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Khi thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động TTĐT trong đảm bảo chất lượng trường đại học, mỗi nhà trường có các điều kiện khác nhau về CSVC, về đội ngũ, về cơ cấu tổ chức hoạt động, về sứ mệnh và mục tiêu, về các khả năng quản lý, tổ chức, điều hành… Do đó, ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp với nhu cầu đào tạo, nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác cần phải xem xét cụ thể các điều kiện, các khó khăn của hoạt động thanh tra đào tạo, qua đó tăng cường các điều kiện về CSVC, về con người, cách thức quản lý và các hình thức phối hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Tính hệ thống có nghĩa là các biện pháp đề xuất phải đảm bảo sự thống nhất, liên tục và phù hợp trong việc sắp xếp, lựa chọn. Ở trường đại học có nhiều bộ phận tham gia quản lý hoạt động thanh tra đào tạo: đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ, nhân viên các phòng ban chức năng và các đơn vị đào tạo…. Ngồi ra, cịn cần phối hợp với lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động thanh tra đào tạo. Do vậy, về các mục tiêu, nội dung, phương pháp giữa các biện pháp nêu ra phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, có sự phân cơng rõ ràng, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
“Khả thi” theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể. Các biện pháp quản lý hoạt động TTĐT được đề xuất phải có khả năng thực hiện trên thực tế, cần phải tính đến những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Nhà trường. Qua đó, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho việc đổi mới quản lý hoạt động TTĐT trong đảm bảo chất lượng ở cơ sở thì những biện pháp có tính khả thi sẽ được ưu tiên lựa chọn.
3.1.5. Nguyên tắc kế thừa và phát triển
Dựa trên nền tảng của những biện pháp đang thực hiện, nguyên tắc này đòi hỏi khi đề xuất các biện pháp, phải kế thừa và phát triển những biện pháp có sẵn để từ đó phát triển thành những biện pháp mới. Xuất phát từ những thành cơng, kinh nghiệm đã có, cần có sự tổng kết đúc rút kinh nghiệm, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của những biện pháp đã có để từ đó đưa ra những biện pháp mới tốt hơn, hiệu quả cao hơn trong quản lý hoạt động TTĐT trong đảm bảo chất lượng đào tạo. Nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết vấn đề và tránh được tình trạng chủ quan, phiến diện.
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TTĐT trong đảm bảo chất lƣợng ở trƣờng ĐH KHXH&NV
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động thanh tra cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, giảng viên và người học trong nhà trường lý các cấp, giảng viên và người học trong nhà trường
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Trong thực tế, ở tất cả các cấp trong và ngoài Nhà trường vẫn thường quan niệm công tác thanh tra, kiểm tra chỉ là việc xem xét, kiến nghị xử lý kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra mới chỉ dừng lại ở khâu “phát hiện và kiến nghị xử lý”. Xem xét về mặt bản chất và theo các quy định hiện hành, công tác TTNB cần phải được nhận thức và hiểu đúng, cụ thể cần hiểu chính xác: Cơng tác TTNB là để phát huy ưu điểm, chủ động ngăn ngừa, phát hiện, hạn chế đến mức thấp nhất các sai phạm, khuyết điểm trong bộ máy.
Vì vậy, chỉ khi hình thành ở cán bộ, giảng viên và người học trong nhà trường nhận thức được đúng đắn, tích cực về hoạt động TTNB nói chung và TTĐT nói riêng, coi trọng đúng mức hoạt động thanh tra, kiểm tra. Từ đó, có ý thức và hành động hợp tác để hoạt động này đạt hiệu quả nhất, góp phần xây dựng hoạt động TTĐT ngày càng vững mạnh, nâng cao chất lượng, hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo trong Nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Lãnh đạo nhà trường cần nắm vững và hiểu đúng được các vấn đề: Vị trí, chức năng, nguyên tắc, đối tượng TTĐT; các nội dung, hình thức và phương pháp TTĐT.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ quản lý, giảng viên và người học nhà trường về hoạt động TTNB nói chung và hoạt động TTĐT nói riêng.
- Có biện pháp đánh giá nhận thức, hiểu biết của cán bộ quản lý, giảng viên và người học về hoạt động TTĐT để có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức.
- Hướng tới việc thay đổi nhận thức một cách thụ động trong hoạt động thanh tra, tổ chức việc kiểm tra đánh giá trở thành quá trình tự kiểm tra đánh giá của mỗi cán bộ, giảng viên trong Nhà trường. Việc từng cá nhân tham gia tích cực nhất vào hoạt động tự kiểm tra, tự đánh giá được chất lượng hiệu quả cơng việc mình làm giúp cho Công tác TTĐT sẽ thực sự có hiệu quả, giúp cho đối tượng ngăn ngừa và sửa chữa được sai sót, giữ nghiêm kỷ luật, đảm bảo cho mục tiêu giáo dục được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đây là mấu chốt của quản lý bảo đảm chất lượng đào tạo.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cán bộ lãnh đạo các cấp cần quan tâm hơn nữa đối với công tác thanh tra đào tạo, hỗ trợ tích cực đối với cơng tác này để thanh tra thực sự là cơng cụ quan trọng góp phần trợ giúp đắc lực cho Ban lãnh đạo, cho người đứng đầu cơ sở, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu mà tổ chức đề ra.
- Thực hiện tốt việc bồi dưỡng tập huấn cho tất cả cán bộ làm công tác thanh tra đào tạo, kể cả các đồng chí là cán bộ chủ chốt của đơn vị. Việc bồi dưỡng bảo đảm có chất lượng cao, nội dung thích hợp, có hệ thống, cụ thể thiết thực, nên chỉ đạo tổ chức tập huấn thí điểm để rút kinh nghiệm. Ngoài việc mở các lớp bồi dưỡng tập trung, cần tổ chức có chất lượng việc sơ kết, tổng kết định kỳ công tác thanh tra, kiểm tra (6 tháng hoặc 1 năm) và chuyên đề đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về công tác bồi dưỡng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo.
3.2.2. Hoàn thiện các điều kiện pháp lý, hệ thống các quy định, quy trình thanh tra thanh tra
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý và đảm bảo điều kiện thuận lợi trong công tác xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động bộ máy, nhân sự làm cơng tác TTNB nói chung, TTĐT nói riêng.
- Thông qua việc xây dựng đầy đủ các căn cứ pháp lý, trước hết giúp cho cán bộ làm nhiệm vụ xác lập được chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong các hoạt động chuyên môn. Đồng thời, việc xây dựng đầy đủ hệ thống các quy định, quy trình thực hiện cơng việc của các bộ phận chức năng cũng giúp cho cán bộ thanh tra có được đầy đủ cơ sở làm thước đo trong quá trình kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện các hoạt động đó.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Căn cứ hệ thống các quy định (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý điều hành cấp trên) trong lĩnh vực thanh tra, từ đó cụ thể hóa các văn bản nói trên về cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thành một quy chế riêng cho hoạt động này. Trong đó, cần phải quy định rõ về có cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…cơ chế phối hợp, liên thông, liên kết giữa các bộ phận chức năng trong đơn vị.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các bộ phận tiến hành xây dựng hệ thống các quy trình thực hiện cơng việc (ISO), trong đó cần phải quy định rõ các bước thực hiện công việc, cơ chế phối hợp thực hiện, phân cấp chịu trách nhiệm cho các bộ phận, các nhân liên quan trong tổ chức, triển khai thực hiện.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Tổ chức xây dựng bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác pháp chế tại đơn vị, bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ thường xuyên tiến hành cơng tác rà sốt, cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý điều hành cấp trên, từ đó có ý kiến tham mưu, đề xuất với lãnh đạo trong việc xây dựng hệ thống các văn bản quản lý, điều hành tại đơn vị.
- Bố trí đầy đủ các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính…) đảm bảo các điều kiện nhằm tổ chức thực hiện, vận hành các hoạt động xây dựng hệ thống các quy định, quy trình thực hiện cơng việc được diễn ra thường xuyên, liên tục.
3.2.3. Phát triển đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ TTNB cho cán bộ thanh tra chuyên trách
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Công tác TTNB cơ sở giáo dục về mặt cơ sở pháp lý để xây dựng cơ cấu tổ chức, hoạt động bộ máy được quy định tại thông tư số 51/2012/TT- BGDĐT. Trước đó, hầu hết lực lượng thực hiện cơng tác này chủ yếu đều là cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác thanh tra. Ngồi ra, với đặc thù của cơng tác thanh tra cần lực lượng cán bộ có am hiểu và được đào tạo trong lĩnh vực pháp lý (chủ yếu được đào tạo hệ cử nhân luật), nhưng trong thực tế, cơng tác chuẩn hóa lực lượng này chưa được coi trọng, phần nhiều nằm ở nhận thức, tư duy của người quản lý còn chưa thực sự quan tâm đến công tác này.
Do vậy, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng bồi dưỡng, đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức, quản lý hoạt động cho đội ngũ tham gia công tác TTNB cũng như công tác TTĐT ở Nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Trước hết cần tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ thanh tra để họ hiểu và làm theo pháp luật, từ đó có đánh giá chính xác, khách quan, trung thực, khơng cảm tính, tạo sự tin tưởng cho cán bộ quản lý, cán bộ, giảng viên, người học vào kết quả đo lường, đánh giá, kết luận của cán bộ thanh tra.
- Chuẩn hóa cơng tác tuyển dụng, sử dụng lực lượng làm nhiệm vụ thanh tra theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.
- Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ TTNB do Bộ