1.4.1. ục tiêu quản lý TTĐT ở trường đại học
Căn cứ các chức năng cơ bản của quản lý, mục tiêu quản lý hoạt động TTĐT trong đảm bảo chất lượng ở trường đại học, cụ thể như sau:
- Đảm bảo việc xây dựng kế hoạch TTĐT luôn bám sát nội dung, mục tiêu kế hoạch, nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn theo kế hoạch của Nhà trường và kế hoạch đào tạo. Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành TTĐT theo đúng trình tự, đúng quy định và phù hợp với thực tiễn.
- Đảm bảo hoạt động xây dựng, thiết lập bộ máy cơ cấu tổ chức, phân công, phân nhiệm các lực lượng tham gia hoạt động TTĐT phù hợp với quy mơ, hình thức tổ chức hoạt động của đơn vị. Việc bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực luôn được quan tâm và đảm bảo theo đúng các quy định. Công tác xây dựng, tổ chức bộ máy luôn gắn liền với quá trình xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các thành viên trong tổ chức, đồng thời cũng thiết lập mối quan hệ hữu cơ, tính liên thơng giữa các bộ phận trong quá trình hoạt động.
- Đảm bảo hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành được tiến hành thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả. Việc ban hành các quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn hay việc động viên, khuyến khích nhằm đảm bảo cho hoạt động được tiến hành theo đúng định hướng, mục tiêu mà tổ chức hướng tới.
- Để có được đầy đủ cơ sở để đánh giá tồn diện hoạt động TTĐT thì trong cơng tác quản lý cần luôn trú trọng tiến hành thường xuyên, liên tục hoạt động kiểm tra, đánh giá. Từ đó, lãnh đạo Nhà trường sẽ có được đầy đủ
thông tin tin cậy nhất để đưa ra các quyết định, điều chỉnh phù hợp cho từng hoạt động trong từng giai đoạn nhất định của hoạt động thanh tra đào tạo.
1.4.2. Nội dung quản lý TTĐT ở trường đại học
Từ mục tiêu và các chức năng của hoạt động quản lý thanh tra đào tạo, thì hoạt động quản lý công tác này bao gồm những nội dung cơ bản như sau đây:
- Quản lý mục tiêu, kế hoạch thanh tra đào tạo
- Quản lý công tác tổ chức hệ thống thanh tra đào tạo
- Quản lý công tác xây dựng đội ngũ nhân lực thanh tra đào tạo
- Quản lý triển khai các hoạt động thanh tra đào tạo
- Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động thanh tra đào tạo
1.4.2.1. Quản lý mục tiêu, kế hoạch thanh tra đào tạo
Căn cứ theo kế hoạch năm học của Nhà trường, kế hoạch năm học chi tiết của Phịng Đào tạo, đơn vị chủ trì là phịng Thanh tra và Pháp chế tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra năm học, trong đó nội dung tiến hành thanh tra hoạt động đào tạo được xây dựng đảm bảo bám sát kế hoạch năm học của hoạt động đào tạo, phù hợp với mục tiêu và nội dung đào tạo. Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý, đồng thời tuân thủ những quy định chung trong công tác TTNB hiện hành và tiêu chuẩn các bước xây dựng kế hoạch thanh tra.
Khi kế hoạch đã được phê duyệt và thống nhất thực hiện, Nhà trường trực tiếp chỉ đạo và giao Phòng Thanh tra và Pháp chế điều phối, phối hợp các đơn vị, bộ phận liên quan trong Trường triển khai các hoạt động theo kế hoạch đã ban hành. Đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung theo kế hoạch để có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp với mục tiêu và tình hình thực tế của đơn vị.
1.4.2.2. Quản lý công tác tổ chức hệ thống thanh tra đào tạo
đến việc xác định vai trị, vị trí, phân cấp quản lý đối với hoạt động này. Ngay từ khi thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác này, Nhà trường cần tiến hành xác lập về cơ cấu tổ chức, phân công, phân nhiệm,chức năng, nhiệm vụ, cách thức tổ chức, hoạt động phối hợp giữa các bộ phận chức năng liên quan…đảm bảo công tác thanh tra được vận hành theo đúng các quy định và phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Ngồi ra, trong q trình triển khai thực hiện, Nhà trường cũng thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh về tổ chức nhằm xây dựng bộ máy thanh tra đảm bảo phù hợp với các quy định của Nhà nước cũng như tình hình thực tế.
1.4.2.3. Quản lý công tác xây dựng đội ngũ nhân lực thanh tra đào tạo
Đây có thể coi là nhiệm vụ trọng tâm, tác động trực tiếp đến kết quả của hoạt động thanh tra nói chung, hoạt động TTĐT nói riêng. Việc bố trí nhân lực (cơng tác tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo…) phù hợp với lĩnh vực hoạt động này, trước tiên cần đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, theo đúng các quy định; đồng thời căn cứ quy mơ, tình hình thực tế tại đơn vị cần bố trí lực lượng (đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng) để hoạt động này được tổ chức, triển khai, thực hiện theo đúng các quy định và phù hợp với mục tiêu của đơn vị. Công tác phát triển, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực cũng cần được trú trọng và được tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ thanh tra vững về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và bắt kịp xu thế phát triển của xã hội.
1.4.2.4. Quản lý triển khai các hoạt động thanh tra đào tạo
- Quản lý mục tiêu hoạt động thanh tra đào tạo
Mục tiêu hoạt động TTĐT là nhằm đảm bảo hoạt động đào tạo được thực hiện theo đúng các quy định bao gồm (các quy định của Nhà nước và hệ thống các văn bản quản lý điều hành cấp trên trực tiếp) trong lĩnh vực đào tạo đại học; đồng thời đảm bảo sản phẩm của hoạt động đào tạo (chất lượng người học) đáp ứng các tuyên bố về chuẩn đầu ra, mục tiêu, định hướng, sứ
mệnh mà tổ chức công bố cũng như phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Quản lý nội dung hoạt động thanh tra đào tạo
Nội dung hoạt động TTĐT bao gồm các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục đại học của các đối tượng tham gia hoạt động đào tạo; Việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động đào tạo; Các hoạt động tổ chức giảng dạy (hoạt động dạy và hoạt động học, hoạt động tổ chức các kỳ thi, cấp phát văn bằng chứng chỉ…);
Việc thực hiện các quy định về biên soạn, xuất bản giáo trình, bài giảng, học liệu phục vụ công tác đào tạo; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (nguồn nhân lực, tài chính, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất…) phục vụ quá trình đào tạo; và các hoạt động phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của các bộ phận tham gia hoạt động đào tạo trong và ngồi Nhà trường. Theo đó, hoạt động quản lý các nội dung trong hoạt động TTĐT về cơ bản là hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung TTĐT có được đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch, định hướng, mục tiêu hay không, công tác phòng ngừa, tham mưu, tư vấn, kiến nghị xử lý, cung cấp thơng tin điều chỉnh có kịp thời và chính xác hay khơng. Đây có thể được coi như một cơng cụ quản lý hữu ích giúp cho lãnh đạo Nhà trường có được những thơng tin kịp thời, chính xác, khách quan nhằm có những điều chỉnh, đánh giá hợp lý trong quá trình điều hành các hoạt động đào tạo trong Nhà trường.
1.4.2.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động thanh tra đào tạo
Cũng như tất cả các hoạt động thông thường khác, để hoạt động TTĐT được đảm bảo vận hành và triển khai thực hiện thì theo đó cũng cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, nhân lực, cơ chế chính sách, tài chính, phương tiện kỹ thuật…phục vụ cho hoạt động này. Trong thực tế, hoạt động thanh tra nói chung, TTĐT nói riêng là hoạt động có tính đặc thù cao, vừa là đối tượng quản lý, đồng thời xét ở một số
khía cạnh nhất định cũng là bộ phận quản lý trong tổ chức. Vì vậy, việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ bản cũng như có những chính sách hỗ trợ đặc thù sẽ có thể phát huy được các yếu tố tích cực góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu mà tổ chức đề ra.
1.4.3. Hình thức và Phương pháp quản lý hoạt động thanh tra đào tạo
1.4.3.1. Hình thức quản lý
Hình thức quản lý là cách thức thể hiện nội dung quản lý trong những hoàn cảnh quản lý cụ thể, về bản chất đó là hoạt động biểu hiện ra bên ngồi của chủ thể quản lý nhằm thực hiện các tác động quản lý. Theo đó, trong tính đặc thù của tổ chức là cơ sở giáo dục đại học, thì hình thức quản lý hoạt động TTĐT thơng thường có thể được chia thành hai loại hình cơ bản bao gồm: Hình thức pháp lý và hình thức khơng pháp lý
- Hình thức pháp lý được thể hiện thông qua công tác ban hành các văn
bản quản lý (không phải văn bản quy phạm pháp luật) phục vụ hoạt động điều hành, chỉ đạo các mặt hoạt động của tổ chức. Hệ thống văn bản quản lý chủ yếu bao gồm:
+ Hệ thống các văn bản quy định về phân cấp quản lý, tổ chức hoạt động của Nhà trường và các đơn vị trong Trường.
+ Hệ thống các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như (quy định về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, thanh tra và pháp chế…)
+ Hệ thống các bộ thủ tục hành chính (ISO) hướng dẫn thực hiện các hoạt động chuyên môn của các Phịng/Ban chun mơn trong Trường.
- Hình thức khơng pháp lý thể hiện thơng qua các hoạt động như xây dựng văn hóa tổ chức, phát huy các yếu tố truyền thống, công tác hỗ trợ, hướng dẫn, khuyến khích, động viên….Theo xu thế của thời đại, hình thức này đang ngày càng phổ biến và được nhân rộng vì tính phù hợp và ưu việt của nó.
hương pháp quản lý là những cách thức tác động bằng những phương
tiện khác nhau của chủ thể quản lý đến các đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Về cơ bản có thể chia làm những phương pháp cơ bản như sau:
- hương pháp hành chính- pháp quy: là dựa trên cơ sở quan hệ tổ
chức và quyền lực hành chính nhà quản lý tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục đích quản lý.
- hương pháp giáo dục -tâm lý: là tổng thể những tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp lên cảm xúc, trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của con người.
- hương pháp kích thích: là thơng qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh
thần nhà quản lý có những tác động đến con người nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức.
Tóm lại, trong một tổ chức việc lựa chọn, áp dụng các hình thức và phương pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế là tiền đề hết sức quan trọng để vận hành bộ máy hướng tới việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.