3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TTĐT ở
3.2.2. Hoàn thiện các điều kiện pháp lý, hệ thống các quy định, quy
giá của mỗi cán bộ, giảng viên trong Nhà trường. Việc từng cá nhân tham gia tích cực nhất vào hoạt động tự kiểm tra, tự đánh giá được chất lượng hiệu quả cơng việc mình làm giúp cho Cơng tác TTĐT sẽ thực sự có hiệu quả, giúp cho đối tượng ngăn ngừa và sửa chữa được sai sót, giữ nghiêm kỷ luật, đảm bảo cho mục tiêu giáo dục được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đây là mấu chốt của quản lý bảo đảm chất lượng đào tạo.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cán bộ lãnh đạo các cấp cần quan tâm hơn nữa đối với công tác thanh tra đào tạo, hỗ trợ tích cực đối với công tác này để thanh tra thực sự là cơng cụ quan trọng góp phần trợ giúp đắc lực cho Ban lãnh đạo, cho người đứng đầu cơ sở, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu mà tổ chức đề ra.
- Thực hiện tốt việc bồi dưỡng tập huấn cho tất cả cán bộ làm công tác thanh tra đào tạo, kể cả các đồng chí là cán bộ chủ chốt của đơn vị. Việc bồi dưỡng bảo đảm có chất lượng cao, nội dung thích hợp, có hệ thống, cụ thể thiết thực, nên chỉ đạo tổ chức tập huấn thí điểm để rút kinh nghiệm. Ngồi việc mở các lớp bồi dưỡng tập trung, cần tổ chức có chất lượng việc sơ kết, tổng kết định kỳ công tác thanh tra, kiểm tra (6 tháng hoặc 1 năm) và chuyên đề đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về công tác bồi dưỡng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo.
3.2.2. Hoàn thiện các điều kiện pháp lý, hệ thống các quy định, quy trình thanh tra thanh tra
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý và đảm bảo điều kiện thuận lợi trong công tác xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động bộ máy, nhân sự làm công tác TTNB nói chung, TTĐT nói riêng.
- Thơng qua việc xây dựng đầy đủ các căn cứ pháp lý, trước hết giúp cho cán bộ làm nhiệm vụ xác lập được chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong các hoạt động chuyên môn. Đồng thời, việc xây dựng đầy đủ hệ thống các quy định, quy trình thực hiện cơng việc của các bộ phận chức năng cũng giúp cho cán bộ thanh tra có được đầy đủ cơ sở làm thước đo trong quá trình kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện các hoạt động đó.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Căn cứ hệ thống các quy định (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý điều hành cấp trên) trong lĩnh vực thanh tra, từ đó cụ thể hóa các văn bản nói trên về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thành một quy chế riêng cho hoạt động này. Trong đó, cần phải quy định rõ về có cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…cơ chế phối hợp, liên thông, liên kết giữa các bộ phận chức năng trong đơn vị.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các bộ phận tiến hành xây dựng hệ thống các quy trình thực hiện cơng việc (ISO), trong đó cần phải quy định rõ các bước thực hiện công việc, cơ chế phối hợp thực hiện, phân cấp chịu trách nhiệm cho các bộ phận, các nhân liên quan trong tổ chức, triển khai thực hiện.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Tổ chức xây dựng bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác pháp chế tại đơn vị, bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ thường xuyên tiến hành cơng tác rà sốt, cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý điều hành cấp trên, từ đó có ý kiến tham mưu, đề xuất với lãnh đạo trong việc xây dựng hệ thống các văn bản quản lý, điều hành tại đơn vị.
- Bố trí đầy đủ các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính…) đảm bảo các điều kiện nhằm tổ chức thực hiện, vận hành các hoạt động xây dựng hệ thống các quy định, quy trình thực hiện công việc được diễn ra thường xuyên, liên tục.
3.2.3. Phát triển đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ TTNB cho cán bộ thanh tra chuyên trách
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Công tác TTNB cơ sở giáo dục về mặt cơ sở pháp lý để xây dựng cơ cấu tổ chức, hoạt động bộ máy được quy định tại thơng tư số 51/2012/TT- BGDĐT. Trước đó, hầu hết lực lượng thực hiện cơng tác này chủ yếu đều là cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác thanh tra. Ngồi ra, với đặc thù của cơng tác thanh tra cần lực lượng cán bộ có am hiểu và được đào tạo trong lĩnh vực pháp lý (chủ yếu được đào tạo hệ cử nhân luật), nhưng trong thực tế, cơng tác chuẩn hóa lực lượng này chưa được coi trọng, phần nhiều nằm ở nhận thức, tư duy của người quản lý cịn chưa thực sự quan tâm đến cơng tác này.
Do vậy, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức, quản lý hoạt động cho đội ngũ tham gia công tác TTNB cũng như công tác TTĐT ở Nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Trước hết cần tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ thanh tra để họ hiểu và làm theo pháp luật, từ đó có đánh giá chính xác, khách quan, trung thực, khơng cảm tính, tạo sự tin tưởng cho cán bộ quản lý, cán bộ, giảng viên, người học vào kết quả đo lường, đánh giá, kết luận của cán bộ thanh tra.
- Chuẩn hóa cơng tác tuyển dụng, sử dụng lực lượng làm nhiệm vụ thanh tra theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.
- Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ TTNB do Bộ GD&ĐT và đơn vị tổ chức. Trú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục…cho cán bộ làm công tác thanh tra đào tạo.
- Thường xuyên, định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, semina, hội nghị, hội thảo, trao đổi, học tập kinh nghiệm… cho đối tượng làm công tác thanh tra đào tạo.
- Tập huấn cho cán bộ về kỹ năng, quy trình thực hiện các hoạt động quản lý đào tạo phục vụ công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động đó.
- Thường xuyên cập nhật, ứng dụng những mơ hình quản lý mới vào quản lý hoạt động thanh tra đào tạo, hướng tới mục tiêu cải tiến mơ hình thanh tra chủ yếu là “thanh tra phát hiện - xử lý” sang mơ hình hoạt động thanh tra theo quy trình, thanh tra theo chuyên đề.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Đảm bảo các nguồn lực (tài chính, cơ sở vật chất, chế độ chính sách) phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp, vụ công tác thanh tra đào tạo.
- Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐT được học tập, trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở đào tạo có những mơ hình tổ chức, hoạt động ổn định và hiệu quả.
3.2.4. Xây dựng, bồi dưỡng lực lượng thanh tra viên đào tạo kiêm nhiệm tại các đơn vị đào tạo thuộc nhà trường (Viện/Khoa/Bộ môn trực thuộc) các đơn vị đào tạo thuộc nhà trường (Viện/Khoa/Bộ môn trực thuộc)
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Đối với những cơ sở giáo dục đại học có quy mơ đào tạo lớn, đa ngành, đa lĩnh vực, lực lượng thanh tra chuyên trách còn mỏng, số lượng ít, mặt khác cơng tác TTNB ngồi hoạt động TTĐT cịn có chức năng, nhiệm vụ giám sát, kiểm tra các mặt hoạt động khác (tài chính, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học…). Vì vậy, xây dựng được lực lượng thanh tra kiêm nhiệm tại các đơn vị đào tạo sẽ góp phần san sẻ được nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác tổ chức đào tạo tại đơn vị, ngoài ra phát huy được tinh thần tự kiểm tra, giám sát trong đơn vị, phát huy được tính chủ động, sát sao trong nắm bắt tình hình tại đơn vị mình, để từ đó kịp thời có sự điều chỉnh ngay từ chính đơn vị đào tạo, giảm
thiểu thủ tục hành chính cũng như rút ngắn thời gian giải quyết những vi phạm trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động đào tạo.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
- Bố trí tại mỗi đơn vị một cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ kiêm nhiệm công tác thanh tra đào tạo. Đảm bảo lựa chọn cán bộ có uy tín, năng lực phù hợp và có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn hoạt động TTNB, TTĐT cho đội ngũ thanh viên kiêm nhiệm tại các đơn vị đào tạo.
- Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp nhằm đảm bảo cán bộ được giao nhiệm vụ phát huy được tinh thần tự giác và cống hiện trong công việc.
- Quy định cụ thể, chi tiết về quyền lợi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra viên kiêm nhiệm.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đảm bảo công tác liên thông, liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận chức năng với các đơn vị đào tạo trong Nhà trường. Thường xuyên tiến hành đánh giá, sơ kết, tổng kết từ đó có được đầy đủ thơng tin chính xác, hữu ích nhằm giúp cho việc quản lý, điều hành công tác này phát huy được các ưu điểm, hạn chế những tồn tại, thiếu xót trong q trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Bố trí đầy đủ các nguồn lực đảm bảo việc triển khai công tác này được thuận lợi và đúng quy định.
3.2.5. Tổ chức, xây dựng mơi trường cơng tác tích cực cho cán bộ, tăng cường các điều kiện đảm bảo cho công tác thanh tra
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Có chế độ, chính sách phù hợp, bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý hoạt động TTĐT được đáp ứng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTĐT của nhà trường và quản lý hoạt động TTĐT đạt hiệu quả
cao. Việc được tạo điều kiện tốt hơn về vật chất và tinh thần giúp cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra nâng cao tinh thần, thái độ làm việc, trực tiếp tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc được giao.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
- Nghiên cứu xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra đào tạo. Đưa nội dung này vào quy định của Nhà trường (quy chế chi tiêu nội bộ)
- Đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (tủ sách pháp luật, hệ thống cơ sở dữ liệu mềm) bao gồm: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý điều hành, văn bản chỉ đạo, hồ sơ, sổ sách, tài liệu hướng dẫn.
- Đầu tư, trang bị công cụ thực hiện nhiệm vụ như: máy tính, máy phơtơcopy, máy ảnh, máy ghi âm, …
- Bố trí nguồn kinh phí phục vụ cơng tác tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm cơng tác thanh tra; kinh phí tổng kết, sơ kết, tham quan học tập; kinh phí khen thưởng…
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về vai trị, vị trí, tầm quan trọng của cơng tác TTĐT trong đảm bảo chất lượng đào tạo đại học, đồng thời có sự đánh giá khách quan tình hình thực tế tại đơn vị từ đó xây dựng các chế độ chính sách phù hợp, bố trí trang thiết bị, phương tiện đầy đủ đảm bảo công tác này được quản lý và vận hành đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của tổ chức.
3.2.6. ối quan hệ giữa các biện pháp
Qua đề xuất và phân tích 05 biện pháp trên, chúng tơi có một số nhận xét về mối quan hệ giữa các biện pháp như sau:
Năm biện pháp trên không tồn tại riêng lẻ mà có mối quan hệ phụ thuộc, bổ sung, chi phối lẫn nhau cùng vận động trong một chỉnh thể thống nhất, biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện biện pháp kia và ngược lại. Do đó, sử dụng một cách đồng bộ, linh hoạt các biện pháp là yếu tố
quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TTĐT trong đảm bảo chất lượng đào tạo ở Nhà trường.
Trong năm biện pháp trên, biện pháp “Tiếp tục nâng cao nhận thức về hoạt động thanh tra cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, giảng viên và người học trong Trường” là cơ sở, tiền đề và điều kiện để thực hiện bốn biện pháp
còn lại. Chỉ khi đội ngũ lãnh đạo quản lý, cán bộ, giảng viên và người học có được sự nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, hiểu rõ được bản chất, mục đích của cơng tác TTNB nói chung, TTĐT nói riêng, thì khi đó hoạt động này mới được trú trọng, quan tâm đầu tư thích đáng, từ đó mới có thể phát huy được đầy đủ thế mạnh nội tại của hoạt động này góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của tổ chức.
Biện pháp “ hát triển đội ngũ, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp
vụ TTNB cho cán bộ thanh tra chuyên trách” và biện pháp “Xây dựng, bồi dưỡng lực lượng thanh tra viên đào tạo kiêm nhiệm tại các đơn vị đào tạo thuộc Nhà trường” là hai biện pháp quan trọng có tính mục tiêu và có tính quyết định
trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động TTĐT trong đảm bảo chất lượng ở Nhà trường. Bởi như chúng ta đã phân tích ở chương 1, nội dung hoạt động đào tạo trong trường đại học, nội dung cơng tác TTNB nói chung, cơng tác TTĐT nói riêng là rất đa dạng và phức tạp. Để triển khai, thực hiện được hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát các nội dung cơng tác đó, ngồi các u cầu về phẩm chất đạo đức, thì yêu cầu lực lượng tham gia làm nhiệm vụ cần phải có kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, có hiểu biết đầy đủ về các quy định pháp luật và nắm vững các quy trình, thủ tục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Biện pháp “Hoàn thiện các điều kiện pháp lý, hệ thống các quy định, quy trình thanh tra” và biện pháp “Tổ chức, xây dựng môi trường công tác
tích cực cho cán bộ, tăng cường các điều kiện đảm bảo cho công tác thanh tra ” là hai biện pháp mang tính thiết yếu và hỗ trợ không thể thiếu được
trong hoạt động quản lý. Hoạt động thanh tra về cơ bản là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình của các bộ phận liên quan, vì thế khi có được đầy đủ các căn cứ cụ thể, chi tiết làm thước đo thì việc tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát sẽ trở lên thuận tiện, triệt để và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trong xu thế hội nhập và phát triển nhanh chóng của xã hội, việc ứng dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý ngày càng được quan tâm, giúp tăng cường tính liên thơng, liên kết giữa các bộ phận. Để làm được điều đó, việc đầu tư, trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động của cơng tác TTĐT cịn giúp cho việc cập nhật thông tin, xử lý vụ việc một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan và kịp thời. Từ đó ngày càng nâng cao chất lượng công tác đào tạo trong hệ thống nhiệm vụ đảm bảo chất lượng trường đại học.
Trong công tác đảm bảo chất lượng trường đại học, quản lý hoạt động TTĐT mà trong đó quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo theo đúng định hướng, mục tiêu và cam kết chất lượng là hoạt động trọng tâm của Nhà trường, có quản lý tốt các hoạt động hỗ trợ (là điều kiện cần) mới quản lý tốt được hoạt động tổ chức đào tạo trong toàn trường (là điều kiện đủ). Thông qua việc kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, hoạt động hỗ trợ đào tạo từ đó có được đầy đủ thơng tin khách quan, chính xác; có được đầy đủ căn cứ để đánh giá việc thực hiện kế hoạch, mục tiêu đào tạo mà Nhà trường đã định