Nội dung quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các Trung tâm học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trung tâm học tập cộng đồng của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 40 - 43)

tập cộng đồng

Nội dung quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục tại Trung tâm học tập cộng đồng theo quan điểm quản lý, thực chất là thực hiện các chức năng trong q trình quản lý phát triển. Trong đó có 4 chức năng cơ bản cần phải thực hiện để đạt được các mục tiêu của tổ chức, bao gồm: lập kế hoạch; tổ chức; lãnh đạo/chỉ đạo/ điều phối; kiểm tra, giám sát

1.5.1. Kế hoạch hóa cơng tác xã hội hố giáo dục tại các Trung tâm học tập cộng đồng

Lập kế hoạch là cầu nối khoảng cách giữa vị trí của tổ chức và nơi mà tổ chức muốn hướng tới. Nó được coi là nội dung cơ bản của các chức năng quản lý, là khâu quan trọng nhất đối với người quản lý. Người quản lý cần xây dựng kế hoạch bao gồm những nội dung, như: lựa chọn nhân sự, tổ chức các nguồn lực, kiểm tra và phối hợp hoạt động của con người và các hoạt động khác để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu đã đề ra.

Lập kế hoạch bao gồm ba giai đoạn:

- Thiết lập các mục tiêu (phương hướng) cho công tác XHHGD của TTHTCĐ bao gồm các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu chung là các mục tiêu cần đạt được trong các lĩnh vực hoạt động chủ chốt và quan trọng của công tác XHHGD đối với TTHTCĐ. Các mục tiêu cụ thể được định dạng qua các chỉ số thực hiện, mang các đặc điểm cụ thể, có thể đo được, định lượng được, bền vững và duy trì được, được giới hạn về thời gian và mang tính khả thi như số lớp học được tổ chức, số người tham gia học...

- Nhận diện các nguồn lực của TTHTCĐ (năm nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, thời gian) để thực hiện các mục tiêu.

- Quyết định về các cách thức, phương pháp hoạt động cần tiến hành để đạt được mục tiêu. Kế hoạch trong quản lý cơng tác xã hội hố giáo dục đối với TTHTCĐ được phân loại theo các tiêu chí khác nhau:

1) Theo cấp kế hoạch, gồm: kế hoạch chiến lược trong công tác XHHGD để phát triển TTHTCĐ và kế hoạch tác nghiệp (kế hoạch cá nhân của Giám đốc, Phó Giám đốc, kế hoạch của các ban chuyên môn trong TTHTCĐ...);

2) Theo thời gian thực hiện, tùy thuộc vào độ dài thời gian, mức độ phức tạp, tầm quan trọng thì kế hoạch quản lý công tác XHHGD đối với TTHTCĐ, gồm: kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (năm học, tháng, tuần, ngày...);

1.5.2. Tổ chức triển khai công tác xã hội hoá giáo dục tại các TTHTCĐ

Nội dung quan trọng nhất của việc tổ chức thực hiện là nhận diện đúng người, xác định đúng trách nhiệm của họ và phác thảo một cấu trúc mà đảm bảo rằng những người lao động biết họ làm việc ở đâu? và họ báo cáo với ai?. Để đạt được mục tiêu đề ra, người quản lý phải có năng lực tổ chức. Tức là: Xác định, ủy quyền trách nhiệm và quyền hạn của người quản lý và những người lao động khác, bao gồm cả việc thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp giữa những người làm việc với nhau. Điều này giúp người quản lý và nhân viên biết về mức độ và phạm vi quyền lực của họ để đảm bảo rằng công việc được thực hiện đúng cách; Biết phân loại và phân chia công việc thành các hoạt động quản lý, gọi là phân công lao động. Người quản lý cần đảm bảo mỗi người được giao một công việc rõ ràng trong phạm vi khả năng của họ. Do đó, người quản lý phải có khả năng phân công nhiệm vụ tới từng cá nhân với các kỹ năng khác nhau để giúp họ đóng góp vào thành cơng của các mục tiêu tổ chức.

Tổ chức cũng có nghĩa xác định và ủy quyền trách nhiệm và quyền hạn để tránh một tình trạng hỗn loạn khi nhân viên tùy tiện làm theo ý muốn cá nhân của họ bởi khơng có hướng dẫn rõ ràng về vai trò của họ và làm thế nào để thực hiện chúng. Tổ chức là nhiệm vụ của người quản lý để đảm bảo rằng mọi thành viên biết chính xác cơng việc được giao và cấp bậc, trách nhiệm,

quyền hạn kèm theo, những hướng dẫn để hỗ trợ thực hiện hiệu qủa cơng việc.

Q trình của tổ chức gồm 5 bước:

Xem xét những kế hoạch và mục tiêu; xác định các hoạt động; phân loại và nhóm các hoạt động; phân cơng cơng việc và nguồn lực; đánh giá kết quả

1.5.3. Chỉ đạo thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục tại các TTHTCĐ

Người quản lý phải là những nhà lãnh đạo có năng lực, có hiệu quả. Chức năng lãnh đạo của người quản lý bao gồm: Định hướng, tạo ảnh hưởng, giám sát, hướng dẫn. Nội dung chính của lãnh đạo/chỉ đạo - điều phối thể hiện ở việc chủ thể quản lý công tác XHHGD đối với TTHTCĐ phải định ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động và vận hành hoạt động của trung tâm. Trong tiến trình quản lý cơng tác XHHGD đối với TTHTCĐ, các chỉ thị, yêu cầu, chỉ đạo các hoạt động cụ thể được đưa ra bởi các chủ thể quản lý có thể bằng văn bản, lời nói hoặc bằng các kênh truyền đạt thông tin khác. Việc sử dụng các phương pháp quản lý một cách khoa học và hợp lý; xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận, đơn vị khác... tạo động lực làm việc cho giáo viên, hướng dẫn viên, báo cáo viên, người học, nhân viên; tạo được nguồn lực cho TTHTCĐ hoạt động và phát triển; ra những quyết định quản lý đúng đắn và kịp thời; điều khiển, điều chỉnh các hoạt động, đảm bảo cho các hoạt động của TTHTCĐ vận hành có kết quả. Tất cả những nhiệm vụ đó đều thuộc chức năng này.

1.5.4. Kiểm tra đánh giá cơng tác xã hội hố giáo dục tại các TTHTCĐ

Trong q trình thực hiện cơng tác XHHGD của TTHTCĐ, người quản lý phải tổ chức kiểm tra, giám sát một cách tích cực đối với con người, tài chính, thời gian và các hoạt động để thực hiện đúng những quy tắc và quy định của công tác XHHGD của TTHTCĐ. Kiểm tra là một chức năng rất quan trọng của nhà quản lý. Chức năng kiểm tra cho phép nhà quản lý xác định tổ chức đã đáp ứng những mục tiêu đặt ra chưa để từ đó điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh hoạt động. Chức năng quản lý của việc kiểm tra bao gồm

việc đo lường và hiệu chỉnh những công việc được thực hiện bởi những người cấp dưới để đảm bảo rằng những kế hoạch của tổ chức được thực hiện hiệu quả. Quá trình kiểm tra, giám sát là tiến trình điều chỉnh và tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo trình tự sau: Thiết lập các tiêu chuẩn của công việc; đo lường mức độ hồn thành cơng việc so với tiêu chuẩn đề ra; tiến hành điều chỉnh sự lệch chuẩn; tiến hành điều chỉnh các tiêu chuẩn nếu cần thiết (có thể có những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể khơng cịn phù hợp phải thay đổi).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trung tâm học tập cộng đồng của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)