TTHTCĐ
1.6.1. Các yếu tố khách quan
- Tình hình phát triển của giáo dục, kinh tế – xã hội: Cũng phải kể đến điều kiện kinh tế của tỉnh và của nhân dân Hà Nam còn thấp so với các tỉnh trong khu vực và so với mặt bằng kinh tế tồn quốc, do đó sự đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Nhu cầu của xã hội về giáo dục - đào tạo, dạy nghề,….ngày càng cao, trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách Nhà nước có hạn, chỉ có thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, vì vậy tiếp tục đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia vào cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, …. là yêu cầu khách quan từ thực tiễn.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương: TTHTCĐ là một thiết chế GD được tổ chức tại xã/phường/thị trấn. Vì vậy, sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương có tác động rất lớn đến quản lý cơng tác XHHGD đối với TTHTCĐ. Đó cũng là nhân tố đảm bảo để công tác quản lý cũng như các hoạt động của quá trình XHHGD của các TTHTCĐ phát triển bền vững
- Trình độ dân trí của người dân chưa đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong cơng tác tun truyền, vận động thực hiện XHHGD cho các TTHTCĐ tại địa phương
- Cơ chế chính sách: Do TTHTCĐ không phải cơ quan nhà nước, không thuộc ngành GD&ĐT quản lý nên khơng có biên chế CB-GV. Về đội ngũ, các TTHTCĐ do các xã, phường, thị trấn quản lí nên ban giám đốc, cán bộ, GV của trung tâm đều là kiêm nhiệm. Trong đó, giám đốc là cán bộ của UBND xã, phường, thị trấn được cấp uỷ cử sang. Do đó, giám đốc và những thành viên này cịn nhiều hạn chế về trình độ, chưa được đào tạo bài bản, họ chỉ mới qua 1 số lớp bồi dưỡng ngắn ngày nào đó. Vì vậy, rất khó khăn cho việc quản lý, tổ chức hoạt động ở các TTHTCĐ. Một vấn đề khác cũng rất quan trọng, đó là đội ngũ nói trên khơng được trả lương, họ không nhận được một khoản phụ cấp rất ít ỏi, mang tính tượng trưng. Điều này không tạo được động lực, tâm huyết cho họ làm việc hay cống hiến.
- Điều kiện cơ sở vật chất: Các TTHTCĐ không được cấp đất để xây dựng trụ sở một cách riêng biệt. Đa phần các TTHTCĐ là cơ sở đi mượn hay tận dụng như phịng họp của thơn, tổ dân phố… CSVC, phịng đọc, trang thiết bị của các TTHTCĐ rất thiếu thốn và lạc hậu;
1.6.2. Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XHHGD tại TTHTCĐ bao gồm :
- Năng lực của cán bộ quản lý TTHTCĐ: Cán bộ quản lý TTHTCĐ là người tổ chức, điều hành, giám sát, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của TTHTCĐ. Người cán bộ quản lý TTHTCĐ muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ cần phải có những năng lực cần thiết mà trước hết là năng lực quản lý. Có thể nói rằng, trong các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phát triển TTHTCĐ thì đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất. TTHTCĐ có phát triển bền vững hay khơng, có thực sự là địa điểm tin cậy của cộng đồng hay khơng, có hấp dẫn, cuốn hút mọi người dân bằng các hoạt động phong phú, đa dạng hay khơng..., điều đó phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của cán bộ quản lý TTHTCĐ.
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp, các ngành về XHHGD chưa thật sự đầy đủ, chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác xã hội hóa, tư tưởng bao cấp, dựa vào ngân sách Nhà nước vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chất lượng, kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chuyên môn, kỹ năng hoạt động xã hội của đội ngũ giáo viên; sự nhiệt tình, hăng hái và tinh thần xây dựng của học viên.
- Hình thức tổ chức học tập ở một số nơi còn đơn điệu, nội dung chưa thực sự phù hợp với nhu cầu người học. Đội ngũ giảng viên của các trung tâm tuy đơng về số lượng, nhiệt tình, tâm huyết với cơng việc nhưng phương pháp giảng dạy cịn có mặt hạn chế.
- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của công tác XHHGD của TTHTCĐ chưa thường xuyên, liên tục.
Tiểu kết chƣơng 1
Trung tâm học tập cộng đồng là một cơ sở giáo dục thường xuyên, được thành lập với mục tiêu giúp người học được sinh hoạt, học tập thường xuyên, học suốt đời, học theo nhu cầu của người học. Để TTHTCĐ phát huy được vai trò là nơi đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người thì cơng tác xã hội hóa giáo dục ở TTHTCĐ có vai trò hết sức quan trọng và mang yếu tố quyết định.
Xác định đúng vị trí, vai trị, nhiệm vụ của TTHTCĐ, quản lý công tác XHHGD tại các TTHTCĐ góp phần vào cơng cuộc đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước. Những nội dung này là cơ sở để đề tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu, chất lượng và các giải pháp nâng cao chất lượng công tác XHHGD đối với TTHTCĐ ở các chương sau, đồng thời làm cơ sở để đề xuất các biện pháp thiết thực, đưa ra những khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp trên trong vấn đề phát triển công tác XHHGD đối với TTHTCĐ phù hợp với nhiệm vụ hiện nay và những năm tiếp theo để phát triển bền vững mơ hình TTHTCĐ làm nền tảng cho phong trào xây dựng “xã hội hóa học tập” ở huyện Kim Bảng nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠNG TÁC XÃ HỘI HỐ GIÁO DỤC