Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động và cung cấp các thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trung tâm học tập cộng đồng của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 78 - 79)

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục tại các

3.2.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động và cung cấp các thông

thông tin về XHHGD tại các TTHTCĐ để nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về XHHGD

3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp:

XHHGD là một giải pháp mang tính chiến lược đúng đắn, khơng chỉ riêng Việt Nam mà là xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới; không phải chỉ là đa dạng hóa loại hình, khơng phải chỉ là tổ chức đại hội giáo dục các cấp, không phải chỉ là huy động sự đóng góp của nhân dân, hỗ trợ của xã hội, mà phải huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia làm giáo dục với nhiều hình thức phong phú; Họ cũng cần thay đổi nhận thức rằng mục tiêu của XHHGD không chỉ là huy động "Mọi người cho giáo dục" mà XHHGD cịn có mục tiêu quan trọng nữa là "giáo dục cho mọi người".

3.2.1.2. Nội dung biện pháp:

Thực tế trong quá trình XHH sự nghiệp giáo dục cho chúng ta thấy rõ, nơi nào cấp ủy, chính quyền hiểu, nắm được nội dung, mục tiêu ý nghĩa cơng việc, giải thích cho dân rõ, dân hiểu được vấn đề và đồng tình thì nơi đó thực hiện rất tốt. Do vậy, cần tập trung tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xây dựng xã hội học tập, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, ngành địa phương và quần chúng nhân dân hiểu rõ được vị trí, vai trị tính chất, lợi ích của GD và tính chất, nội dung nói chung, XHHGD tại các TTHTCĐ nói riêng, làm cho cán bộ và nhân dân hiểu được sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của chính mình, đem lại lợi ích cho chính mình và cho cộng đồng. Từ đó có trách nhiệm tích cực tham gia phong trào xây dựng xã hội học tập.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện:

Phải bằng nhiều con đường, nhiều hình thức tổng hợp tác động đến nhận thức của mọi người. Trong những biện pháp nâng cao nhận thức chúng tôi tập trung vào các biện pháp cụ thể dưới đây:

- Tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị quán triệt chủ trương XHHGD: Các chủ trương đường lối của Đảng như: Nghị quyết TW 4 ( Khoá 8 ); Nghị quyết TW 2 ( Khoá 8 ); Luật Giáo dục; Luật phổ cập giáo dục; Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011- 2020”; Công văn số 882 HD/BCDDQG-XHHT ngày 30/1/2013 của Ban chỉ đạo quốc gia XD XHHT về triển khai “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”; VBHN số 10 ngày 14/3/2014 của BGD&ĐT, các công văn chỉ đạo của các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo hoạt động của Trung tâm HTCĐ; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ Về chính sách khuyến khích phát triển cơ sở cung ứng dịch vụ ngồi cơng lập; Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm, tư vấn, mời các chuyên gia đến nói chuyện, trao đổi và chia sẻ với người dân, trình chiếu các mơ hình TTHTCĐ phát triển của các địa phương khác, phân tích những hiệu quả tích cực của cơng tác XHHGD mang lại cho con người.

- Xây dựng các góc thơng tin, tuyên truyền tại TTHTCĐ và tại các nhà hội họp của các khu dân cư, hoặc những vị trí người dân dễ quan sát và tìm đọc, căng pano, áp phích, khẩu hiệu

- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với cán bộ văn hóa các xã phát thanh thường xuyên và đột xuất các nội dung, chương trình,…trong cơng tác XHHGD nói chung và tại các TTHTCĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trung tâm học tập cộng đồng của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)