Thực trạng XHHGD tại các TTHTCĐ trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trung tâm học tập cộng đồng của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 62 - 66)

2.3. Thực trạng cơng tác xã hội hố giáo dục tại các Trung tâm học tập

2.3.2. Thực trạng XHHGD tại các TTHTCĐ trên địa bàn huyện

Những năm qua, cơng tác xã hội hóa giáo dục (XHHGD) trong huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nổi bật là ngành GD-ĐT đã phối hợp có hiệu quả với các ngành, đoàn thể, đặc biệt là Khuyến học trong việc động viên, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và học sinh thi đua “Dạy tốt, học tốt”; học sinh nghèo vượt khó vươn lên học giỏi; huy động được các nguồn lực trong xã hội chung tay vì sự nghiệp phát triển GD-ĐT như: xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học, huy động học sinh trong độ tuổi đến trường; tham gia giáo dục đạo đức học sinh, nhất là huy động các dịng họ, nhà hảo tâm trong và ngồi huyện đóng góp xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài...

Điển hình là ngành GD-ĐT và Hội Khuyến học đã phối hợp thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” và triển khai nhiệm vụ năm học. Trong đó đặc biệt chú ý hỗ trợ hoạt động giáo dục trong trường học, trong các TTHTCĐ; duy trì và phát triển các mơ hình: “Tiếng trống khuyến học”, “Đội tuyên truyền măng non”, “Xây lò đốt rác trong trường học”, tổ chức xe ơ tơ đưa đón học sinh nhằm giảm thiểu tai nạn giao thơng, “Các đồn thể Mặt trận và tổ an ninh khuyến học quản lý học sinh ở nhà”, “Hướng dẫn chun mơn chăm sóc vật ni, cây trồng cho nơng dân” “ Lớp học tình thương”, “Lớp học xóa mù chữ cho trẻ lang thang, cơ nhỡ” “ Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân”... Nhờ sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình-nhà trường và xã hội, nên tỷ lệ huy động trẻ đúng độ tuổi đến trường luôn đạt cao (cấp tiểu học đạt 100%).

Từ năm học 2010-2013 đến nay TTHTCĐ các xã đã vận động và thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.

Riêng trong năm 2014, với sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngồi nước, các gia đình, dịng họ, cộng đồng cùng với Quỹ Khuyến học, Các TTHCCĐ trên địa bàn huyện được đầu tư, sửa chữa và nâng

cấp về cơ sở vật chất như: Bổ sung 36 bộ đèn chiếu sáng, 15 máy vi tính, 17 bộ bàn ghế ngồi học cho nhân dân, 18 quạt trần,…Ngoài ra, 18 TTHTCĐ được xây dựng Khu nhà vệ sinh nam – nữ riêng biệt với đủ các thiết bị vệ sinh tối thiểu đáp ứng nhu cầu của nhân dân khi tham gia tại TTHTCĐ,…. Nhiều phòng học tại các trung tâm nền nhà thấp, hay bị ngập khi mưa to nay nhờ công tác XHHGD nên đã được sửa chữa lại, tôn nền cao hơn mặt đường 1m, nâng trần cao để đảm bảo độ thoáng mát trong mùa hè, ….

Đồng thời các cấp TTHTCĐ cũng đã phối hợp sáng tạo tổ chức nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong xây dựng Quỹ của trung tâm như: vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước, trong ngồi huyện, tỉnh tài trợ, kêu gọi đóng góp của viên chức, lao động; “Ni heo đất Khuyến học”, “Hũ gạo Khuyến học”, “Liên hoan tiếng hát Khuyến học”…

Trong năm 2014, số quỹ của toàn huyện thu được là 31.048 triệu đồng. Trong đó phải kể đến mơ hình liên hoan “Tiếng hát Khuyến học” của huyện duy trì và phát triển tốt trong nhiều năm qua.

Từ sự động viên, khích lệ thiết thực nên chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ được từng bước được nâng lên và duy trì.

Cũng từ phong trào XHHGD, cuộc vận động “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa", mục tiêu chính là xây dựng nhà cơng vụ cho giáo viên vùng khó khăn đã được cán bộ, giáo viên, học viên trong các TTHTCĐ trên địa bàn huyện tham gia tích cực.

Các đơn vị tiêu biểu làm tốt công tác XHHGD, công tác khuyến học, khuyến tài là các xã: Tượng Lĩnh, Tân Sơn, Đồng Hóa, Nhật Tân, Nhật Tựu, Khả Phong, Thi Sơn,…

Có thể khẳng định, công tác XHHGD những năm qua trên địa bàn huyện Kim Bảng đã mang lại hiệu quả thiết thực, đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hố, khoa học- kỹ thuật cho nhân dân trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

học tập cộng đồng huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

2.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các TTHTCĐ

Kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong q trình quản lý của người đứng đầu đơn vị mà ở TTHTCĐ đó là Giám đốc Trung tâm.

Bảng 2.6.Thực trạng công tác lập kế hoạch hoạt động XHHGD tại các TTHTCĐ

TT Đánh giá thực trạng Lập kế hoạch hoạt động công tác

XHHGD tại TT HTCĐ Số ý kiến chọn theo từng mức độ (256) Điểm TB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 KH đã xác định được mục tiêu của việc

huy động xã hội đối với các TT HTCĐ nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục

0 10 25 59 162 3,45 1

2 KH đã xác định được đối tượng huy

động 0 10 32 52 162 3,43 2 3 KH đã nêu được kết quả dự kiến đối với

từng đối tượng 0 36 40 59 121 3,02 8 4 KH đã xây dựng được Thời gian thích

hợp nhất để tổ chức XHHGD 0 20 48 45 143 3,21 5 5 KH đã chỉ rõ các nguyên tắc ưu tiên để

sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện huy động cộng đồng

0 19 37 43 157 3,32 4

6 KH đã cụ thể hóa sự phân cơng một số

thành viên trong chủ thể huy động 0 9 42 40 165 3,41 3 7 KH đã nêu chi tiết kế hoạch hóa và đưa

ra các giải pháp cụ thể 0 10 52 41 143 3,12 7 8 KH có thể hiện thời gian trung hạn hay

ngắn hạn thực hiện công tác XHHGD 0 26 56 39 135 3,14 6

Nhìn vào bảng 2.8, chúng ta nhận thấy cơng tác lập kế hoạch hoạt động XHHGD tại các TTHTCĐ bước đầu đã thể hiện được rõ các nội dung chính của một kế hoạch. Kế hoạch XHHGD tại các TTHTCĐ được xây dựng trên các yếu tố như việc xây dựng Kế hoạch XHHGD chung trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên các nội dung trong kế hoạch chỉ là sự định hướng quá trình XHHGD để khai thác các tiềm năng cho sự phát triển toàn diện của TTHTCĐ. Tùy từng đối tượng , từng công việc mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng địa phương. Tại địa bàn huyện Kim Bảng, chúng tôi khảo sát và đánh giá thực trạng việc lập kế hoạch hoạt động XHHGD tại các TTHTCĐ cho kết quả như sau:

Tiêu chí 1 đúng ở vị trí thứ 1 với điểm TB là 3.45 điểm cho thấy việc lập kế hoạch công tác XHHGD tại các TTHTCĐ đã xác định được mục

tiêu của việc huy động. Việc lập kế hoạch cũng đã xác định được đối tượng huy động cụ thể. Vì vậy, qua khảo sát chúng tơi nhận thấy đứng ở vị trí thứ 2 với điểm TB là 3.43 và kế hoạch của các TTHTCĐ đã cụ thể hóa sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động ngay trong kế hoạch và có điểm TB là 3.41, xếp thứ 3. Tiêu chí: kế hoạch đã chỉ rõ các nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện huy động cộng đồng xếp vị trí thứ 4 cho thấy mức độ quan trong của việc xác định các nguyên tắc thực hiện công tác XHHGD chưa thực sự được quan tâm; Việc xây dựng được thời gian thích hợp nhất để tổ chức XHHGD cịn chưa hợp lý; Tiêu chí: thể hiện thời gian trung hạn hay ngắn hạn thực hiện cơng tác XHHGD cịn mờ nhạt trong các kế hoạch. Việc chi tiết kế hoạch hóa và đưa ra các giải pháp cụ thể đứng ở vị trí thứ 7 cho thấy kế hoạch chưa đưa ra được các giải pháp để thực hiện công tác XHHGD một cách phù hợp. Và việc xác định được kết quả của từng đối tượng thì ở vị trí cuối cùng bởi thực tế khi khơng đưa ra được các giải pháp thì việc xác định kết quả là vơ cùng khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trung tâm học tập cộng đồng của huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)